Tiểu hành tinh 2002 FO32 sắp lướt qua Trái Đất
Vào 21 tháng 3 tới đây, tiểu hành tinh 2001FO32 lướt ngang qua Trái Đất, nó sẽ chuyển động nhanh đến nỗi mà những người quan sát qua kình thiên văn sẽ cảm nhận được sự chuyển động của nó.
Vào 21 tháng 3 tới đây, tiểu hành tinh 2001FO32 lướt ngang qua Trái Đất, nó sẽ chuyển động nhanh đến nỗi mà những người quan sát qua kình thiên văn sẽ cảm nhận được sự chuyển động của nó.
Siêu bão màu đen, có kích thước ước tính lớn hơn cả Đại Tây Dương nằm ở Bán Cầu Bắc của Hải Vương, được kính thiên văn Hubble phát hiện vào năm 2018. Các quan sát sau đó chỉ ra rằng cơn bão này đang bắt đầu di chuyển về phía nam hướng xích đạo của hành tinh và sẽ đi ra khỏi tầm quan sát từ Trái Đất. Trước sự bất ngờ của các nhà thiên văn, Hubble đã phát hiện ra hướng xoay của nó đã đột nhiên thay đổi vào tháng 8 năm 2020 và tăng gấp đôi và phía Bắc.
Theo văn hóa dân gian, lần Trăng Xanh tiếp theo sẽ rơi vào 31 tháng 10 năm 2020. Trăng Xanh là lần Trăng tròn thứ hai trong hai lần Trăng tròn diễn ra trong cùng một tháng Dương lịch.
Sao Mộc - Jupiter - hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời mang tên vị thần tối cao trong thần thoại La Mã, đã luôn làm các nhà khoa học đi từ hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, kể từ khi Galileo Galilei hướng chiếc kính thiên văn đầu tiên phát hiện ra 4 vệ tinh Galileo, cho tới khi tàu vũ trụ Juno hòa vào quỹ đạo quanh Sao Mộc. Từ thiên văn học cổ điển cho tới hiện đại, đó thực sự là những khám phá thay đổi cách nhìn của chúng ta về Vũ trụ.
Hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời của chúng ta và cũng gần Mặt Trời nhất, Sao Thủy chỉ lớn hơn một chút so với Mặt Trăng. Từ bề mặt của Sao Thủy, Mặt Trời sẽ xuất hiện lớn gấp ba lần so với khi nhìn từ Trái Đất, và sáng hơn gấp 11 lần.
Phi Mã (Pegasus) là một chòm sao nổi bật trên bầu trời phương bắc, được đặt theo tên của một con ngựa có cánh trong thần thoại Hy Lạp. Đây là một trong số những chòm sao đã được biết đến từ thời cổ đại, nằm trong danh sách 48 chòm sao do nhà thiên văn học Ptolemy lập ra vào thế kỷ thứ hai. Ngày nay, Phi Mã là một trong 88 chòm sao chính thức được công nhận bởi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU).
Chớp gamma là những vụ nổ mạnh và sáng nhất trong vũ trụ, được cho rằng hình thành trong quá trình kiến tạo lỗ đen. Mặc dù diễn ra chỉ trong vài giây ngắn ngủi, chớp gamma sản sinh năng lượng tương đương với năng lượng tỏa ra trong suốt quá trình tồn tại 10 tỷ năm của Mặt Trời.
Trong chân không, ánh sáng ở tất cả các bước sóng đều di chuyển ở một vận tốc cố định bằng c. Nhưng ánh sáng di chuyển chậm lại trong môi trường khác và ánh sáng ở các bước sóng ngắn có xu hướng di chuyển chậm hơn bước sóng dài.
Vấn đề liên quan đến một hiện tượng thiên văn kỳ vĩ mà chỉ cần bạn chớp mắt là sẽ bỏ lỡ. Chúng được biến đến với tên gọi là chớp vô tuyến nhanh (FRB - Fast Radio Burst).