Một nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm chính xác trên một đường thẳng và Mặt Trăng đi vào vùng bóng của Trái Đất. 

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, ánh sáng đỏ từ Mặt Trời đi xuyên qua bầu khí quyển ở vùng rìa Trái Đất đến Mặt Trăng và Mặt Trăng phản xạ lại ánh sáng đỏ này khiến cho từ Trái Đất, chúng ta quan sát được một Mặt Trăng có màu đỏ tối mà người ta thường gọi một cách kỳ bí là trăng máu.

Diễn biến của Nguyệt thực Toàn phần ngày 26 tháng 05. 

  • 15:47: Nguyệt thực nửa tối bắt đầu, Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất và bắt đầu giảm độ sáng. 
  • 16:44: Nguyệt thực một phần bắt đầu, Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và dần bị che khuất một phần. 
  • 18:18: Nguyệt thực đạt cực đại, Mặt Trăng nằm ở gần trung tâm của vùng bóng tối.
  • 18:25: Nguyệt thực toàn phần kết thúc, Mặt Trăng bắt đầu đi ra khỏi vùng bóng tối của Trái Đất. 
  • 19:52: Nguyệt thực một phần kết thúc, Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất. 
  • 20:49: Nguyệt thực nửa tối kết thúc, Mặt Trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối của Trái Đất. 

Tại Việt Nam có thể quan sát một phần diễn biến của Nguyệt thực lần này, bắt đầu từ 18:35 khi Mặt Trăng mọc lên từ đường chân trời cho đến khi kết thúc. 

Nguyệt thực có thể quan sát an toàn, kể cả với trẻ em, mà không cần đến các biện pháp bảo vệ nào. Sử dụng kính thiên văn hoặc ống nhòm để có những trải nghiệm tốt nhất.


Google AdSense Purity Masthead

Bài viết xem nhiều

Thêm lịch này vào Calendar của bạn:

  • Ứng dụng lịch trên máy tính: iCal
  • Google Calendar: lịch