Clyde Tombaugh - Người khám phá ra Pluto 

Ngày 18 tháng 2 năm 1930, một nhà thiên văn học trẻ, khi ấy mới tròn 25 tuổi đang làm việc tại đài thiên văn Lowell ở Flagstaff, bang Arizona tên là Clyde Tombaugh. Anh ta được thuê để tiếp tục tìm kiếm hành tinh thứ 9, bắt đầu bởi Percival Lowell và anh đã ở đó được khoảng 1 năm. Ngày hôm đó, Clyde Tombaugh đã so sánh các bức ảnh của một trường sao duy nhất - chụp cách nhau 6 ngày vào trước đó vài tuần và rồi nhận thấy một vật thể đang chuyển động trên nền của những ngôi sao ở xa. Đó là một thiên thể nhỏ, mờ ảo, ở xa trong Hệ Mặt Trời của chúng ta, ngày nay chúng ta biết đến thế giới nhỏ bé này với cái tên Diêm Vương hay Pluto.

Ảnh: Vị trí đặt tro của Clyde Tombaugh trên tàu vũ trụ Những chân trời mới

 

Theo NASA, mặc dù ông qua đời năm 1997, tro cốt của Tombaugh vẫn ở trên tàu vũ trụ New Horizons khi nó được phóng từ Cape Canaveral, bang Florida vào tháng 1 năm 2006. Những tro cốt đó được đặt trong một hộp nhỏ trên tàu vũ trụ và đã du hành cùng New Horizons trong một hành trình 9 năm - 3 tỷ dặm tới Diêm Vương và chỉ lướt qua năm 2015 nhưng cũng đủ để hé lộ một thế giới phức tạp cùng núi non và thời tiết và một vùng băng lớn, trẻ, hình trái tim trên bề mặt.

Ảnh: Hình ảnh tổng hợp của Diêm Vương - được chụp từ tàu vũ trụ New Horizons của Nasa năm 2015. Vùng hình trái tim có tên gọi chính thức là Tombaugh Regio.

 

Bí ẩn về Pluto bắt đầu từ rất lâu trước khi Clyde phát hiện ra, nhưng dưới danh nghĩa là hành tinh X. Các nhà thiên văn học thế kỷ 19 biết hành tinh thứ bảy Thiên Vương Uranus là hành tinh nằm ngoài cùng trong Thái Dương hệ của chúng ta, nhưng học tin rằng có điều gì đó hấp dẫn làm xáo trộn quỹ đạo của Thiên Vương, và họ kết luận rằng phải tồn tại một hành tinh khác ngoài Sao Thiên Vương. Vị trí của hành tinh thứ tám đã được dự đoán về mặt toán học, không lâu sau đó, vào năm 1846, các nhà thiên văn tìm kiếm bằng kính thiên văn đã tìm thấy Sao Hải Vương Neptune - hành tinh thứ 8 - dựa trên những tiên đoán đó.

Song, bí ẩn vẫn chưa được giải đáp, nhiều quan sát hơn chỉ ra rằng quỹ đạo của Sao Thiên Vương có lẽ đang bị ảnh hưởng bởi một hành tinh khác bên ngoài Sao Hải Vương - và các nhà thiên văn gọi đó là Hành Tinh X.

Percival Lowell là một doanh nhân người Mỹ giàu có với niềm đam mê thiên văn học, ông đã nổi tiếng với khái niệm về các kênh đào trên Sao Hỏa và rồi sau đó ông lại quan tâm đến Hành Tinh X. Ông đã thành lập đài thiên văn Lowell ở flagstaff và bắt đầu công việc tìm kiếm và công việc này vẫn được ưu tiên kể cả sau cái chết của Lowell vào năm 1916.

Ảnh: Doanh nhân/nhà thiên văn học người Mỹ Percival Lowell đã phổ biến việc tìm kiếm hành tinh ngoài sao Hải Vương cùng kính thiên văn 24 inch, ảnh Wikimedia commons

 

Năm 1929, Clyde Tombaugh được đài quan sát thuê để tiếp tục công cuộc tìm kiếm mà Lowell đã bắt đầu. Tombaugh sinh năm 1906, lớn lên trong một trang trại ở Streator, Illinois. Chàng trai trẻ từng có ước mơ trở thành một nhà thiên văn học, nhưng rồi mơ ước đó đã bị từ bỏ sau khi mùa màng của gia đình anh đã bị phá hủy bởi một trận mưa đá. Tuy nhiên, ông đã tự học các kỹ năng toán học cần thiết cho thiên văn học, bao gồm cả hình học và lượng giác và anh ấy đã quan sát bầu trời bằng chiếc kính thiên văn tự chế của mình.

Khi Tombaugh gửi các bản vẽ mà anh đã thực hiện về các hành tinh Hỏa và Mộc tới đài quan sát Lowell với hy vọng nhận lại một số lời khuyên, thay vào đó, anh đã được nhận được một lời mời làm việc. Tom đã làm ở đài thiên văn Lowell từ năm 1929 cho tới năm 1945. Sau khám phá về Diêm Vương, Tombaugh được nhận học bổng và bắt đầu theo học ngành thiên văn học tại đại học Kansas và hoàn thành chương trình học vào năm 1939.

Ảnh: Clyde Tombaugh sử dụng một thiết bị để so sánh hai hình ảnh cùng một vùng trời được chụp vào hai đêm khác nhau. Hình ảnh thuộc đài quan sát Lowell

 

Rất nhanh sau khi phát hiện ra Diêm Vương, các nhà thiên văn học nhận ra rằng nó quá nhỏ để gây ra những bất thường cho quỹ đạo của Sao Thiên Vương. Điều này được giải thích sau 50 năm sau đó, cuộc gặp gỡ giữa Voyager 2 và Sao Hải Vương đã loại bỏ sự cần thiết phải có hành tinh x và quỹ đạo Sao Thiên Vương.

Năm 2006, Hiệp hội thiên văn quốc tế IAU đã thay đổi vị trí của Diêm Vương từ một trong số 9 hành tinh thành một hành tinh lùn (Dwarf planet) 

Ảnh: Hình ảnh từ New Horizons từ một vùng gần xích đạo Pluto cho thấy một dãy núi trẻ cao tới 3500 mét. Ảnh NASA/JHU APL/SwRI

Ảnh: Bầu trời xanh của Diêm Vương được quan sát sau khi tiếp cận với khoảng cách gần nhất. Đây là hình ảnh mang tính biểu tượng nhất của sứ mệnh. NASA/JHUAPL/SwRI

 

Bên cạnh Sao Diêm Vương, hiện có rất nhiều thiên thể trong hệ mặt trời bên ngoài, một vương quốc ngày nay được gọi là Vành đai Kuiper . Một số thế giới trong số này cũng mang nhãn hành tinh lùn, chẳng hạn như Haumea , Makemake và Eris . Các nhà thiên văn học tin rằng cuối cùng chúng ta sẽ tìm thấy nhiều thế giới hình cầu nhỏ hơn nữa trong hệ mặt trời bên ngoài.

Vào một ngày đầu năm, năm 1997 tại Las Cruces, New Mexico ở tuổi 90, Tombaugh đã qua đời và được làm thủ tục hỏa táng. Một phần nhỏ của tro cốt được mang theo trên con tàu vũ trụ Những chân trời mới năm 1997, nội dung của chiếc hộp ghi: “Đây là hài cốt của Clyde W. Tombaugh, người Mỹ, người đã phát hiện ra Sao Diêm Vương và vùng đất thứ 3 của Hệ Mặt Trời. Cậu bé của Adelle và Muron, chồng của Patricia, cha của Annette và Alden, nhà thiên văn học, người chơi chữ và người bạn: Clyde W Tombaugh (1906-1997)”

Ông qua đời trước khi biết rằng rồi giờ đây Diêm Vương sẽ không còn được tính là hành tinh thứ 9.

 

Tham khảo

Earthsky.org: https://earthsky.org/space/this-date-in-science-clyde-tombaugh-discoverer-of-pluto/