Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

 Hình 1: Sao Hỏa là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời. Diện mạo của Sao Hỏa với các đặc điểm nổi bậc ví dụ như rãnh Mariana dài và sâu, các đồng bằng sa mạc rộng lớn hay vô số các miệng hố...

 

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

 Hình 2: Sao Hỏa có hai mặt trăng tên là Phobos và Deimos. Khối lượng và kích thước nhỏ khiến lực hấp dẫn không đủ lớn để kéo chúng tạo thành một khối cầu hoàn chỉnh như Mặt Trăng của Trái Đất chúng ta.

 

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

 Hình 3: So sánh kích thước về đường kính giữa Trái Đất (≈ 12756 km), Sao Hỏa (≈ 6791 km), và Mặt Trăng (≈ 3475 km).

 

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

 Hình 4: Nếu một bạn nữ có cân nặng xấp xỉ 45 kg ở ở Trái Đất, bạn ấy sẽ chỉ còn nặng 17 kg trên Sao Hỏa!

 

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

 Hình 5: So sánh về mặt khoảng cách, nếu xem như từ Mặt Trời đến Trái Đất là 1 đơn vị, thì từ Mặt Trời đến Sao Hỏa sẽ là 1.5 đơn vị (gấp rưỡi) - đây cũng chính là cách tính đơn vị khoảng cách dùng phổ biến trong thiên văn học nên gọi là... đơn vị thiên văn (AU).

 

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

 Hình 6: Một năm trên Sao Hỏa dài gần gấp đôi một năm trên Trái Đất (687 ngày - 365 ngày). Thời gian hoàn thành một chu kì chuyển động quanh Mặt Trời chậm hơn đã tạo nên số ngày trong một năm dài hơn.

 

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

 Hình 7: So sánh về mặt thể tích, khoảng 6 Sao Hỏa có thể nhét vừa vặn vào trong 1 Trái Đất.

 

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

 Hình 8: Nhiệt độ trên Sao Hỏa phân hóa cực lớn, và rất lạnh lẽo. Nơi lạnh nhất thấp đến âm 140°C trong khi nhiệt độ lớn nhất thì chỉ khoảng 30°C, nhiệt độ trung bình là nhiệt âm đến 63°C. So sánh với Trái Đất, chúng ta thật hạnh phúc khi sống trên một hành tinh ấm áp dễ chịu như vậy.

 

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

 Hình 9: Cấu trúc các lớp bên trong hành tinh. Từ bên ngoài vào: Lớp vỏ đất đá bao bọc bên ngoài (màu nâu), lớp phủ/manti (màu cam), lõi lỏng bên ngoài (màu vàng) và cuối cùng là lõi rắn (màu xám). Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác lõi của Sao Hỏa là rắn hay lỏng hay là 2 lớp riêng biệt (như Trái Đất). Các sự đo đặc trong tương lai sẽ cho chúng ta biết thêm về vấn đề này.  

 

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

 Hình 10: Nếu có một cái cân đủ lớn, đặt lên và so sánh Trái Đất với Sao Hỏa. Sao Hỏa "chỉ" nặng bằng khoảng một phần mưới (1/10) Trái Đất.

 

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Hình 11: So sánh trọng lực trên bề mặt Trái Đất và lực hấp dẫn trên bề mặt Sao Hỏa: "Ở Sao Hỏa, bạn sẽ có trải nghiệm "bớt" hấp dẫn đi khoảng 62.5%, thay vì như trước đây".

 Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

 Hình 12: Bầu khí quyển trên Sao Hỏa rất mỏng và kém đặc hơn Trái Đất cả trăm lần. Trong khi ở Trái Đất, loại khí chủ yếu là Nitơ và Oxi; ở Sao Hỏa, khí CO2 chiếm hầu hết bầu khí quyển. 

Nguồn: NASA