3 triệu năm - Dạng T-Tauri

Vào thời điểm khoảng 3 triệu năm – khoảng 1 triệu năm sau sự kiện suy sập vào trong của tiểu cầu – tiền Mặt Trời đã sập còn khoảng vài bán kính Mặt Trời. Nhiệt độ tại tâm của nó giờ đây là khoảng 5 triệu độ C, trong khi đó bề mặt của nó sôi lục bục ở khoảng 4500 độ C. Và cuối cùng thiên thể này đã bước qua giới hạn phân cách giữa tiền sao và một ngôi sao thực sự. Nó đã đạt đến cấp độ mà các nhà thiên văn học gọi là sao T-Tauri.

Được đặt tên theo mẫu ngôi sao trẻ trong chòm sao Taurus, dạng T-Tauri là một trong những thiên thể cực kỳ cuồng bạo. Và như mọi ngôi sao T-Tauri, hoạt động mặt trời thuở ban đầu của nó đã bắt đầu – ít nhất là một phần – bằng một từ trường cực mạnh. Vì khí bên trong ngôi sao trẻ giờ đây đã bị ion hóa hoàn toàn – một nồi canh của những hạt mang điện dương và âm – nên chuyển động của chúng khi ngôi sao quay đã tạo ra một lượng lớn những dòng điện khổng lồ. Vì vậy ngôi sao quay đã tạo ra từ trường giống hệt như cách các sợi điện – cũng như Mặt Trời tạo ra từ trường ngày nay. Trong dạng T-Tauri của Mặt Trời, ngôi sao có lẽ đã quay rất nhanh – làm một vòng mất 8 ngày so với một vòng mất 30 ngày – được tăng tốc do khí bụi đã cày vào nó trước đây. Điều này có nghĩa là Mặt Trời T-Tauri có từ trường mạnh hơn nhiều so với ngày nay, và đó là điều đã làm quá trình hình thành của Mặt Trời ở giai đoạn này dữ đội như vậy. Mặt Trời vẫn bị bao quanh bởi đĩa tiền hành tình. Vì vậy, khi Mặt Trời xoay vòng nó đã luồn từ trường của mình vào trong cái đĩa. Nơi từ trường và cái đĩa được kết nối, những khối khí khổng lồ bị kéo ra khỏi cái đĩa và bị hút dọc theo đường sức từ đi thẳng vào Mặt Trời trẻ tuổi. Và khi những gói khí này đâm vào, ngôi sao bị quấy rầy đã trả lời bằng những đợt bùng nổ khủng khiếp thể hiện dạng T-Tauri trong quá trình hình thành ngôi sao.

Vì vậy Mặt Trời trước kia dữ dội hơn rất nhiều so với ngôi sao chúng ta biết ngày nay. Vẻ bề ngoài của nó cũng góp phần vào đó. Bề mặt lớn hơn và nguội hơn của nó đồng nghĩa với việc tỏa ra màu đỏ giận dữ, không phải màu vàng dịu dàng. Và những vết đen trên bề mặt lớn hơn rất nhiều so với hiện nay. Vết đen mặt trời được tao rạ khi sự quay của Mặt Trời làm rối loạn từ trường và tạo ra những vùng tăng cường sức từ. Ở những nơi được tăng cường mạnh nhất thì từ trường chặn những dòng khí trên bề mặt làm nhiệt độ của nó giảm xuống – và chúng trở thành những vùng tối. Ngày nay, vết đen trên Mặt Trời chiếm ít hơn 1 phần trăm bề mặt của nó. Nhưng Mặt Trời T-Tauri có thể đã có những ‘lục địa’ vết đen bao phủ những vùng rộng lớn trên bề mặt của nó.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý nhất của dạng T-Tauri có lẽ là những dòng phân tử. Điều này sẽ được đề cập tiếp sau đây.

Hình dưới: Mặt Trời trong dạng T-Tauri ban đầu của nó vẫn bị bao bọc bởi một cái đĩa khổng lồ, nhưng khu vực tâm đĩa giờ đây đã bị quét sạch bởi những cơn lốc từ trường. Giống như những chuỗi hạt, các khối khí bị chạy ngang qua khu vực trống này từ cái đĩa đến Mặt Trời, và những vụ bùng nổ mạnh mẽ xảy ra khi khí đâm vào bề mặt sôi súc của ngôi sao.

(Còn tiếp...)

The Story of the Solar System-Câu chuyện về Hệ Mặt Trời
Người dịch: Trịnh Khắc Duy - CLB Thiên văn Bách khoa