Halley sao chổi nổi tiếng nhất trên bầu trời
Halley được coi là ngôi sao chối nổi tiếng nhất trong lịch sử,với chu kỳ xuất hiện khoảng 75 năm một lần, lần xuất hiện lần gần đây nhất trong quá khứ là vào năm 1986, vậy nên vị khách này dự kiến sẽ quay trở lại vào năm 2061.
Halley có tên chính thức là 1P/Halley, cái tên được đặt theo nhà thiên văn học người anh Edmond Halley, ông đã xem xét các ghi chép về một sao chổi tiến gần Trái Đất vào các năm 1531, 1607 và 1682. Ông kết luận rằng ba sao chổi này thực chất chính là một thiên thể và đã quay trở lại nhiều lần theo một chu kỳ nhất định, ông còn dự đoán nó sẽ quay trở lại vào năm 1758. Tuy nhiên, Halley đã không sống được đến ngày vị khách đó trở lại.
Các nhà khoa học cuối cùng cũng có cái nhìn cận cảnh về sao chổi này - khi nó tiến đến gần Trái Đất vào năm 1986, một vài tàu vũ trụ được gửi đến vùng lân cận của Halley để lấy mẫu thành phần. Các kính thiên văn lớn cũng hướng về phía Halley khi nó tới gần Trái Đất.
Bản điêu khắc Sao chổi Halley năm 1682 trên bầu trời Augsburg, Bavaria
Sao chổi Halley trong lịch sử
Theo cơ quan vũ trụ Châu Âu, ghi chép đầu tiên về sự xuất hiện của sao chổi này là vào năm 239 TCN. Các nhà thiên văn cổ đại Trung Hoa đã ghi lại trong Biên niên sử Shih Chi và Wen Hsien Thung Khao. Một nghiên cứu khác dựa trên các mô hình của quỹ đạo cho rằng quan sát đầu tiên là vào năm 466 TCN, điều mà người Hy Lạp cổ đại đã quan sát được. Khi Halley trở lại vào năm 87 TCN, nó đã được ghi nhận trong hồ sơ của người Babylon, hiện tài liệu này đang được đạt tại bảo tàng Anh ở London. Theo bách khoa toàn thư Britannica, người ta cho rằng một ghi chép xuất hiện khác đã có vào năm 1301 có thể đã truyền cảm hứng cho họa sĩ người ý Giotto vẽ nên bức “Ngôi sao Bethlehem”
Sự xuất hiện nổi tiếng nhất của Halley là thời điểm ngay trước cuộc xâm lược nước Anh năm 1066 của William chinh phạt (William the Conqueror). William đã có niềm tin rằng sao chổi đến báo trước tin thắng trận của mình. Trong các tác phẩm nghệ thuật, hình ảnh sao chổi được vẽ phía trên của “Tấm thảm Bayeux”- nơi phác họa lại cuộc xâm lược - nhằm vinh danh William.
Tuy nhiên, các nhà quan sát trong thời gian này lại cho rằng những sự xuất hiện của sao chổi đều là biệt lập và nó thường được gán với những điều xấu - một dấu hiệu của thảm họa hoặc sự thay đổi lớn. Ngay cả khi Shakespeare viết vở kịch “Julius Caesar” của mình vào năm 1600 - 105 năm trước dự đoán của Halley về sao chổi , Shakespeare đã đưa vào một đoạn văn nổi tiếng “Khi những người ăn xin chết, không có sao chổi nào nhìn thấy; Các thiên đàng tự thiêu lên cái chết của các hoàng tử.”
Cuộc ghé thăm của sao chổi này vào năm 1910 đặc biệt ngoạn mục, vì nó tiếp cận Trái Đất ở khoảng cách 22.4 triệu km, tức là chỉ bằng ⅕ khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, đây cũng là lần đầu tiên mà Halley được chụp lại bằng máy ảnh.
Theo nhà viết tiểu sử Albert Bigelow Paine, nhà văn Mark Twain đã nói vào năm 1909 : “ Tôi đến cùng với sao chổi Halley năm 1835, nó sẽ lại xuất hiện lần nữa vào năm sau, và tôi mong sẽ lại được đi với nó.” Thật vậy, Twain qua đời vào ngày 21 tháng 4 năm 1910, chỉ một ngày sau điểm cận nhật.
Bức họa "sự tôn thờ của các nhà thông thái" của họa sĩ người Ý Giotto di Bondone được cho là lấy cảm hứng từ sự xuất hiện của sao chổi Halley vào năm 1301.
Sao chổi giống với Halley
Có một nhóm sao chổi được gọi là “sao chổi họ Halley” (HFC) vì chúng có vẻ giống nhau về đặc điểm quỹ đạo, bao gồm sự nghiêng nhiều về quỹ đạo trái Đất và các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên các tiên thể này lại có quỹ đạo góc khác nhau dẫn đến suy luận rằng chúng có thể có nguồn gốc khác với Halley. Một số ý kiến cho rằng những sao chổi này có thể là một trong những thành viên của Đám mây Oort (Oort clouds) hoặc từ Centaurs (các thiên thể gần giữa Sao Mộc và vành đai Kuiper). Ngoài ra, HFCs có thể đến từ một nơi nào đó ngay bên ngoài Sao Hải Vương.
Gửi tàu thăm dò
Khi sao chổi này tiến gần Trái Đấy vào năm 1986, đây là lần đầu tiên chúng ta có thể gửi tàu vũ trụ đến gần để quan sát nó. Khi sao chổi tiến gần Mặt Trời nhất - điểm cận nhật, nó sẽ ở phía đối diện với Trái Đất - khiến nó trở thành một thiên thể mờ nhạt và xa xôi, cách chúng ta 63 triệu km.
Một số tàu vũ trụ đã thực hiện thành công chuyến hành trình đến sao chổi, đội tàu này được mệnh danh là “Halley Armanda” Hai tàu thăm dò chung của Liên Xô và Pháp có tên Vega 1 và Vega 2 bay gần đó, và một trong số chúng đã lần đầu tiên chụp được phần nhân, hay “trái tim” của sao chổi.
Tàu Giotto của cơ quan vũ trụ Châu Âu thậm chí còn tiến gần hơn và mang lại những hình ảnh ngoạn mục cho Trái Đất. Nhật Bản gửi hai tàu thăm dò riêng là Sakigake và Suisei cũng thu được thông tin về Halley.
Các phi hành gia trong sứ mệnh STS-51L của Challenger cũng đã được lên kế hoạch để quan sát sao chổi. Song, đang buồn thay, họ không bao giời có cơ hội, tàu con thoi đã phát nổ sau khoảng 2 phút phóng vào ngày 28 tháng 1 năm 1986, do sự cố tên lửa, toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng.
Sẽ mất nhiều thập kỷ cho đến khi Halley lại ghé thăm chúng ta một lần nữa vào năm 2061, nhưng trong khoảng thời gian chờ đợi, bạn vẫn có thể thấy các tàn tích của nó mỗi năm hai lần. Mưa sao băng Lạp Hộ (Orionid) diễn ra vào tháng 10 và mưa sao băng Bảo Bình Eta diễn ra vào tháng 5 hàng năm đều là các mảnh bụi sinh ra từ Halley.
Chuyến viếng thăm năm 2061, sao chổi sẽ sáng hơn rất nhiều so với năm 1986, một nhà thiên văn dự đoán dộ sáng biểu kiến của nó sẽ rơi vàng khoảng -0.3, nó sẽ tương đối sáng nhưng không phải thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm khi ấy. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng rất khó để dự đoán quỹ đạo của sao chổi này trên quy mô lớn - và rằng sao chổi có thể va chạm với một thiên thể khác - hay bị hất văng ra khỏi Hệ Mặt Trời.
Trong khi phải mất nhiều thập kỷ trước khi chúng ta có thể gửi một tàu thăm dò khác đến Halley, có một sứ mệnh khác đã nghiên cứu các sao chổi, giữa năm 2014 -2016,tàu thăm dò Rosetta đã đến gần sao chổi 67P/Churyumov - Gerasimenko và thực hiện nhiều khám phá. Một trong những phát hiện quan trọng của nó là phát hiện một loại nước khác - cụ thể là Deuteri hay đơteri (Hạt nhân của deuteri chứa 1 proton và 1 neutron, trong khi các hạt nhân của hydro thông thường không có neutron). Quay trở lại những năm 1980, các cuộc kiểm tra tương tự đối với Halley bằng tàu thăm dò Giotto cũng cho thấy Halley có tỷ lệ Deuteri trong nước khác với trên Trái Đất
Các sứ mệnh sao chổi đáng chú ý khác bao gồm NASA's Stardust (đã thu lại được các mẫu sao chổi 81P / Wild và đưa chúng về Trái đất), Deep Impact của NASA (đã cố tình đưa một tác nhân va chạm vào 9P / Tempel vào ngày 4 tháng 7 năm 2005), và Philae của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ( đã hạ cánh trên Sao chổi 67P vào năm 2014)
Tấm thảm Bayeux kỷ niệm trận chiến Hastings. Dòng chữ Latin có nội dung "Họ ngạc nhiên trước ngôi sao"