Phần 2: Lịch sử và các sao chổi nổi tiếng

LỊCH SỬ

Từ thời cổ xưa, sao chổi thường được coi như nỗi kinh sợ và điềm báo xấu, ngôi sao có tóc trông như một thanh kiếm lửa khi chúng xẹt bất ngờ ngang qua bầu trời. Thỉnh thoảng, sao chổi còn được xem như điềm báo của sự diệt vong – rất nhiều các câu chuyện thần thoại xưa, sử thi Gilgamesh của người Babylon đã mô tả rằng các trận hỏa hoạn, lũ lụt hầu như xảy ra trùng với thời điểm xuất hiện của sao chổi, Hoàng đế Nero của Roma đã tự bảo vệ vương triều khỏi lời nguyền sao chổi bằng cách chuẩn sĩ tất cả những người có khả năng thừa kế ngai vàng của ông. Nỗi sợ này xảy ra trong 1 khoảng thời gian dài - năm 1910, người dân tại Chicago đã niêm phong tất cả cửa sổ nhà họ lại để tự bảo vệ khỏi những gì họ cho rằng là chất độc xuất hiện ở đuôi sao chổi.

Trong hàng thế kỉ, các nhà khoa học nghĩ rằng sao chổi di chuyển trong vùng khí quyển của Trái Đất, cho tới năm 1577, các quan sát bởi nhà thiên văn người Đan Mạch Tycho Brahe cho thấy chúng di chuyển xa bên ngoài quĩ đạo của Mặt Trăng . Issac Newton sau này khám phá ra rằng sao chổi chuyển động trên quĩ đạo hình ellip xung quanh Mặt Trời và đưa ra các dự đoán chính xác về thời điểm chúng quay lại trong tương lai

Hình 3: Quan sát sao chổi 103P/Hartley 2 vào ngày 25 tháng 9 năm 2010 của Kính viễn vọng không gian Hubble, hỗ trợ cho kế hoạch thám hiểm sao chổi Deep Impact eXtended (DIXI) của tàu không gian NASA’s EPOXI vào ngày 4 tháng 11.
Chụp bởi: NASA, ESA, H.Weaver ( Trường đại học Hohns Hopkins, phòng nghiên cứu Vật lý ứng dụng)

Các nhà vật lý thiên văn người Trung Quốc lưu trữ những ghi chép về sao chổi trong hàng thế kỉ, bao gồm các quan sát về sao chổi Halley khi chúng quay lại vào năm 240 TCN, các ghi chép lịch sử hằng năm này đã cung cấp nguồn dữ liệu quí giá cho các nhà thiên văn học về sau.

Một số các nhiệm vụ mạo hiểm tiếp cận sao chổi vẫn tiếp tục cho tới ngày nay. Nhiệm vụ tương tác sâu của NASA đã va chạm vào sao chổi Tempel 1 năm 2005 và ghi nhận được vụ nổ đã biểu lộ ra các thành phần bên trong và cấu trúc của phần nhân. Năm 2009, NASA thông báo về việc các mẫu phẩm của sao chổi Wild 2 lấy về từ nhiệm vụ Stardust có sự tồn tại của các cấu trúc của sự sống (các amino acid, vv)

Năm 2014, tàu không gian châu Âu Agency’s Rosetta đi vào quĩ đạo xung quanh sao chổi 67P/ Churyumov-Gerasimenko. Philae lander đã tiếp cận bề mặt sao chổi vào ngày 12 tháng 11 năm 2014

NHỮNG SAO CHỔI NỔI TIẾNG

Sao chổi Halley được biết đến là sao chổi nổi tiếng nhất thế giới, được miêu tả trên thảm thêu Bayeux và ghi chép trong trận đánh của Hasting năm 1066. Chúng có thể quan sát bằng mắt trần 76 năm 1 lần khi chúng tiếp cận gần mặt trời. Khi sao chổi Halley tiến gần nhất với Trái đất năm 1986, 5 tàu không gian đã bay trong cự li gần và đã ghi lại được những chi tiết đắt giá chưa từng được phát hiện để nghiên cứu về phần nhân sao chổi, bộ phận thường bị che đậy bởi coma. Nó có hình dạng như 1 củ khoai tây, dài 9 mile (15 km) được tạo thành từ băng và bụi bẩn, với gần 80% băng tạo thành từ nước đá và 15% CO2 ở trạng thái rắn. các nhà nghiên cứu tin rằng các sao chổi khác cũng có cùng các thành phần cấu tạo như sao chổi Halley. Phần nhân của Halley đen, tối 1 cách đáng ngạc nhiên. Bề mặt của chúng và có thể ở hầu hết những vị trí khác đều được bao phủ bởi lớp vỏ cứng đen của bụi bẩn và phần lớn là băng. Và chúng chỉ giải phóng khí tại 1 vài điểm khi các hố trên bề mặt này lộ băng về phía Mặt Trời.

Sao chổi Shoemaker-Levy 9 đã có cú va chạm ngoạn mục với Sao Mộc vào năm 1994, khi lực hấp dẫn khổng lồ của hành tinh này phá hủy sao chổi thành ít nhất 21 mảnh có thể quan sát được trước khi chúng va chạm với Sao Mộc. Vụ va chạm lớn nhất này đã tạo nên 1 quả cầu lửa rộng tới 1800 dặm(3000 km) phía trên đỉnh của đám mây Jovian như một đốm đen khổng lồ dài hơn 7460 dặm( 12000 km) – bằng với kích cỡ của Trái Đất - tương đương với kích thước vụ nổ của 6 tỷ tấn thuốc nổ TNT

Sao chổi được nhìn thấy rõ nhất gần đây là Hale-Bopp, khi chúng tới gần Trái Đất ở khoảng cách 122 nghìn dặm (197 triệu km) vào năm 1997. Nó có phần nhân lớn bất thường và thoát ra 1 lượng lớn khí và bụi - ước tính dài khoảng 18 tới 25 miles (30 tới 40 km) và đủ sáng để có thể quan sát bằng mắt thường.

Sao chổi ISON được kì vọng sẽ có màn xuất hiện ngoạn mục vào năm 2013. Tuy nhiên, chúng đã bị phá hủy và nuốt chửng khi tiến gần tới Mặt Trời vào tháng 11.

Nguồn: Space.com

Tham khảo