Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của Moulton là áp dụng Toàn học vào giải quyết các vấn đề của Thiên văn học (ví dụ: các bài toán về hệ thống 3 vật thể, 4 vật thể, n vật thể, ...). Ông đã xuất bản rất nhiều cuốn sách và công trình nghiên cứu về áp dụng Toán học trong Thiên văn học. Không chỉ viết sách, ông còn mở 1 tiết mục phát thanh phổ biến khoa học khi là giáo sư tại trường đại học Chicago [2]. 


Ảnh: Forest Ray Moulton (29/04/1872 – 07/12/1952) [1]

Năm 1904, Cùng với giáo sư Địa lý Thomas Chrowder Chamberlin, Moulton đã đề xuất một học thuyết về sự hình thành và phát triển của Hệ Mặt Trời. Theo học thuyết này, ban đầu đã có một ngôi sao chuyển động gần Mặt Trời, các luồng vật chất phát ra từ ngôi sao này sau đó nguội lại thành ra các thiên thể nhỏ, có dạng rắn. Các thiên thể này va đập với nhau và nhập lại thành các thiên thể lớn hơn, chuyển động quanh Mặt Trời dưới tác dụng của lực hấp dẫn.[1] Mặc dù đã không còn được chấp nhận, tuy nhiên, điểm đáng chú ý của giả thiết này, đó là sự hình thành của các thiên thể do sự va đập, hòa nhập từ các thiên thể nhó hơn, có dạng rắn chứ không phải là do sự ngưng tụ, hòa nhập của các đám khí hay vật chất dạng lỏng. Ngày nay, ý tưởng này vẫn được áp dụng trong Thiên văn học hiện đại [2].

Vào đầu thế kỷ 20, khi Nicholson phát hiện ra một số vệ tinh nhỏ của Sao Mộc, Moulton đã giải thích các vệ tinh đó vốn là các tiểu hành tinh bị lực hấp dẫn của Sao Mộc bắt giữ. Cho đến nay, cách giải thích của Moulton vẫn được coi là đúng nhất khi bàn về nguồn gốc của một số vệ tinh nhỏ trong Hệ Mặt Trời.

Tên của ông được dùng để đặt cho một crater trên Mặt Trăng.

Tài liệu tham khảo:
[1]Today in Science History, 1999 - 2007. April 29 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/4/4_29.htm
[2]JOC/EFR, 03/2006. Forest Ray Moulton, http://www-history.mcs.st-andrews.ac...s/Moulton.html

Hero_Zeratul
Box Thiên văn học - ttvnol.com