Christiaan Huygens sinh ra ở The Hague, Hà Lan. Ban đầu, ông theo học ngành luật ở đại học Leiden, tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, Huygens đã chuyển sang nghiên cứu khoa học.[2]

Năm 1655, trong quá trình quan sát các vành đai của Sao Thổ, Huygens phát hiện ra vệ tinh Titan của hành tinh này. Năm 1656, Huygens nhận thấy rằng, vành đai của Sao Thổ có dạng rắn. Cũng trong năm đó, ông quan sát và mô tả tinh vân Orion. Với kính viễn vọng của mình, Huygens đã phát hiện ra các ngôi sao trong tinh vân Orion. Những bức vẽ tinh vân Orion của Huygens được xuất bản lần đầu tiên năm 1659 trong tác phẩm Systema Saturnium [2]. Ông cũng là người đầu tiên vẽ bản đồ bề mặt Sao Hỏa[3]

Ảnh: Christiaan Huygens (14/04/1629 - 08/07/1695)[1]

Huygens cũng đã phát hiện ra một số tinh vân và sao đôi. Ông là người đầu tiên đưa ra các luận điểm ánh sáng có dạng sóng. Huygens cũng là người đưa ra ý kiến về việc tồn tại sự sống trên các hành tinh khác. Trái ngược với số phận rủi ro của Giordano Bruno, ý tưởng này của ông đã được chấp nhận và khuyến khích bởi chính phủ Hà Lan.[2]

Huygens đã có những đóng góp to lớn trong việc nâng cao chất lượng kính thiên văn, chế tạo đồng hồ quả lắc và chế tạo những chiếc kính thiên văn «không khí» khổng lồ (kính thiên văn rất dài, không có ống kính, thị kính và vật kính được treo trên các giá đỡ)[2]

Tên của ông được đặt cho một ngọn núi trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa, một tiểu hành tinh (asteroid 2801 Huygens). Ngày 14/01/2005, tàu thăm dò khí hậu Huygens đã đổ bộ xuống vệ tinh Titan của Sao Thổ [2]

Tài liệu tham khảo:
[1] European Space Agency, 2000 - 2007. Today in space history – 14 April, http://www.esa.int/esaSC/SEMCS267ESD_index_0.html
[2]Wikipedia, 3/2007. Christiaan Huygens, http://en.wikipedia.org/wiki/Christiaan_Huygens
[3]Today in Science History, 1999 - 2007. April 14 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/4/4_14.htm

Hero_Zeratul
Box Thiên văn học - ttvnol.com