Ở Bán Cầu Bắc, Phi Mã bắt đầu lên cao trên bầu trời vào gần cuối mùa Hè và suốt mùa Thu. Nếu bạn ở dưới xích đạo, có thể quan sát chòm sao này vào cuối mùa Đông và trong suốt mùa Xuân.

Chòm sao này nổi tiếng nhờ có ngoại hành tinh đầu tiên được tìm thấy quay quanh một ngôi sao thường, cũng như thiên hà có tên M15.

Dễ dàng nhận ra Phi Mã dựa vào Ô Vuông Lớn Akira Fujii/Hubblesite.org

Những ngôi sao chính

Khi quan sát chòm sao Phi Mã, phần nổi bật nhất chính là Ô vuông Phi Mã Lớn - một mảng sao chính, hay một nhóm sao bé hơn một chòm sao. Ô vuông này được tạo nên bởi bồn ngôi sao có độ sáng gần như nhau khi nhìn từ Trái Đất: Scheat, Alpheratz, Markab và Algenib.

Ngôi sao sáng nhất trong chòm sao này là Epsilon Pegasi, tạo thành cái mũi, theo Jim Kaler, một nhà thiên văn học và là giáo sư danh dự của trường đại học Illinois.

Một ngôi sao khác trong chòm sao này, 51 Pegasi, là ngôi sao giống Mặt Trời đầu tiên được phát hiện có hành tinh quay quanh. Hành tinh ấy cách Trái Đất của chúng ta khoảng 50 năm ánh sáng và được coi là “Sao Mộc nóng” - một hành tinh với kích cỡ như Sao Mộc và có quỹ đạo gần với sao mẹ. Quang phổ ánh sáng khả kiến của khí quyển sao 51 Pegasi b được quan sát năm 2015. Cũng trong năm đó, IAU tuyên bố sẽ gọi 51 Pegasi b là Dimidium sau khi lấy ý kiến công chúng.

Các cụm thiên hà

Trong số những đặc điểm đáng chú ý của Pegasus, phải kể đến vô số những thiên hà và thiên thể trong đó.

Phi Mã chứa một thiên thể Messier có tên là M15, đó là một cụm sao cách Trái Đất 34,000 năm ánh sáng. M15 là một trong những cụm sao dày đặc nhất trong Ngân Hà.

NGC 7331 là một thiên hà xoắn ốc cách Trái Đất khoảng 36 tới 46 triệu năm ánh sáng. Vào năm 2014, các nhà thiên văn học đã phát hiện một vụ nổ siêu tân tinh (supernova) ở thiên hà này giải phóng nhiều hydro và các nguyên tố nặng hơn dự kiến, ngay trước khi nó phát nổ. Michael J.I Brown, một nhà quan sát thiên văn trường đại học Monash, Úc đã viết rằng NGC 7331 có hình dạng gần giống Ngân Hà, khiến thiên hà này trở thành một đối tượng lý thú khi các nhà thiên văn muốn so sánh với chính không gian lân cận chúng ta.

Chữ thập Einstein ( Einstein Cross), một chuẩn tinh, là một ví dụ tuyệt vời về thấu kính hấp dẫn - quá trình mà các vật thể ở xa bị phóng đại bởi lực hấp dẫn của vật thể gần hơn. Chuẩn tinh này cách Trái Đất 8 tỉ năm ánh sáng và nằm sau một thiên hà cách ta 400 triệu năm ánh sáng. Bốn hình ảnh của chuẩn tinh xuất hiện xung quanh thiên hà bởi lực hấp dẫn mạnh của thiên hà bẻ cong ánh sáng tới từ chuẩn tinh.

Vị trí của Phi Mã

Quan sát Phi Mã tốt nhất vào tháng 11 lúc 9 giờ tối giờ địa phương. 

Xích kinh: 22 giờ
Xích vĩ: 20 độ
Có thể quan sát từ vĩ độ 90 đến -60

Thần thoại

Athena và Pegasus - Ảnh của họa sĩ Theodor van Thulden (1606–1669)

Cái tên của chòm sao này (Pegasus) tới từ con ngựa đực giống trắng có cánh của Poseidon trong thần thoại Hy Lạp. Câu chuyện bắt đầu với màn giao đấu giữa Perseus và Medusa. Một ngày nọ, chiến binh Bellerophon cố gắng cưỡi Pegasus tới đỉnh Olympus, điều đó khiến Zeus tức giận đến nỗi đã gửi một con ruồi trâu tới để chích Pegasus. Khi nó bị đốt, Bellerophon bị rơi xuống Trái Đất. Pegasus đã tới được Olympus.

Tham khảo: https://www.space.com/16743-constellation-pegasus.html