Hình 1. Các thiên hà xa. Hai thiên hà NGC 6050 và IC 1179 chụp bằng Kính viễn vọng Không gian Hubble, hai ốc đảo vũ trụ đang tương tác với nhau ở cách xa đến mức ánh sáng của chúng phải mất hàng trăm triệu năm mới đến được với chúng ta trên Trái Đất. (tín dụng: chỉnh sửa từ ảnh của NASA, ESA, Di sản Hubble (STScl / AURA) -ESA / Hubble Collaboration và K. Noll (STScl))
Ở bất cứ đâu trong vũ trụ, mọi sự "va chạm" đều có thể dẫn đến kết quả thảm khốc. Tuy nhiên cũng có những sự va chạm khá là "ngọt ngào". Kết quả của nó là mỗi bên thay đổi một chút để có thể "về chung một nhà", sát nhập thành một thiên hà mới.
Các thiên hà tương tác (va chạm) là các thiên hà mà trường hấp dẫn của chúng dẫn đến sự xáo trộn lẫn nhau.
Các ví dụ về một tương tác là một thiên hà vệ tinh làm xáo trộn các nhánh xoắn ốc của thiên hà chính, hay một vụ va chạm giữa các thiên hà, có thể dẫn đến sự hợp nhất thiên hà.
Các thiên hà va chạm là điều phổ biến trong quá trình tiến hóa thiên hà. Sự phân bố cực kỳ mỏng manh của vật chất trong các thiên hà khiến cho thuật ngữ "va chạm" ở đây không còn là những va chạm theo nghĩa truyền thống của từ này, mà đó là những tương tác hấp dẫn.
Va chạm có thể dẫn đến hợp nhất nếu hai thiên hà va chạm và không có đủ động lượng để tiếp tục di chuyển sau va chạm. Trong trường hợp đó, chúng rơi trở lại vào nhau và cuối cùng hợp nhất thành một thiên hà sau nhiều lần lao vào nhau. Nếu một trong 2 thiên hà va chạm lớn hơn nhiều so với thiên hà còn lại, nó sẽ vẫn còn nguyên vẹn sau khi hợp nhất. Thiên hà lớn hơn sẽ trông giống như cũ, trong khi thiên hà nhỏ hơn sẽ bị xé ra và trở thành một phần của thiên hà lớn nói trên.
Khi các thiên hà đi qua nhau, không giống như khi hợp nhất, các thiên hà phần lớn vẫn giữ nguyên chất liệu và hình dạng của chúng sau khi lướt xuyên qua nhau.