Nhiều tinh vân hay các ngôi sao hình thành từ sự suy sụp hấp dẫn của khí trong môi trường liên sao hoặc môi trường bên trong vùng ảnh hưởng của sao. Khi vật chất co lại bởi sự hấp dẫn của nó, các ngôi sao nặng hình thành ở tâm, và bức xạ cực tím của ngôi sao i-on hóa khí ở xung quanh, khiến cho khí có thể phát ra các bước sóng khả kiến. Ví dụ cho dạng tinh vân này là tinh vân Hoa Hồng (Rosette Nebula) và tinh vân Pelican. Kích thước của các tinh vân này, còn gọi là vùng HII, tùy thuộc vào kích thước của đám mây khí ban đầu. Những ngôi sao mới được hình thành bên trong tinh vân đôi khi được gọi là một cụm sao trẻ.

Vật lý Thiên văn - vatlythienvan.comTinh vân Con Cua (Crab Nebula). Credit: NASA, ESA, J. Hester and A. Loll (Arizona State University) - HubbleSite: gallery, release.

Một số tinh vân được hình thành từ kết quả của một vụ nổ Siêu Tân Tinh - cái chết của các ngôi sao nặng và tuổi đời ngắn. Vật chất bị bắn ra ngoài từ vụ nổ bị i-on hóa bởi năng lượng và một đối tượng nhỏ được sinh ra bên trong. Một ví dụ điển hình là tinh vân Con Cua (Crab Nebula), ở phía chòm sao Kim Ngưu. Sự kiện Siêu Tân Tinh được ghi nhận năm 1054 và được đánh dấu là SN 1054. Đối tượng nhỏ được tạo thành sau vụ nổ nằm ở tâm của tinh vân Con Cua là một ngôi sao Neutron.

Các tinh vân khác có thể hình thành như một tinh vân hành tinh. Đây là giai đoạn cuối cuộc đời của một ngôi sao có khối lượng nhỏ, như Mặt Trời của chúng ta. Các ngôi sao với khối lượng từ 8 đến 10 lần khối lượng Mặt Trời phát triển thành khổng lồ đỏ và từ từ mất đi các lớp bên ngoài trong quá trình xung động trong khí quyển của nó. Khi một ngôi sao bị mất đủ một lượng vật chất, nhiệt độ tăng và bức xạ cực tím phát ra có thể i-on hóa tinh vân xung quanh.

Các tinh vân thường chứa 97% Hydro và 3% Heli, công với một lượng nhỏ các nguyên tố khác.

Hien PHAN (Dịch từ Wikipedia)