1. LỊCH SỬ KÍNH VIỄN VỌNG 

Kính viễn vọng  thực sự đã giúp chúng ta rất nhiều trong việc tìm ra vị trí của mình trong vũ trụ này. Ngay từ thời xa xưa , các cướp biển và thuyền trưởng thường mang theo kính viễn vọng với độ phóng đại chỉ có 4 lần và có trường nhìn rất hẹp. Trái lại, những kính viễn vọng thời nay rất lớn và có thể quan sát toàn bộ góc phần tư của không gian. Kính viễn vọng đóng vai trò như một con mắt bản nâng cấp của con người và giúp chúng ta quan sát những vật thể mà mắt thường không thể thấy được. 

Về mặt kỹ thuật, kính viễn vọng là một công cụ quang học làm cho hình ảnh của các vật thể ở xa được phóng to - bằng cách sắp xếp vị trí của thấu kính và gương cầu. Thuật ngữ “kính viễn vọng"  thường đề cập đến loại kính quang học, nhưng chúng đã trải qua một sự biến đổi to lớn kể từ khi được phát minh vào thế kỷ 17. Do đó, ngày nay chúng ta có các kính viễn vọng có thể hoạt động các vùng bước sóng điện khác nhau, trải dài từ sóng vô tuyến tới gamma. Mục đích chính của một kính viễn vọng là thu gom ánh sáng hoặc bức xạ phát ra bởi vật thể ở xa, sau đó hội vào một tiêu điểm, trong đó hình ảnh có thể được quan sát, chụp hoặc nghiên cứu.  

Ảnh 1: Hans Lippershey - Cha đẻ của kính viễn vọng

Kính viễn vọng đầu tiên được ra đời vào năm 1608 bởi một thợ làm kính mắt người Hà Lan tên là Hans Lippershey nhưng ông không nhận được bằng sáng chế của mình về phát minh này, khi Galileo Galilei biết về kính viễn vọng của Hans Lippershey vào năm 1609, ông đã lập tức bắt tay vào chế tạo kính thiên văn của riêng mình. Kính viễn vọng  của ông có sự cải thiện đáng kể so với kính viễn vọng đời đầu khi có độ phóng đại lên tới 20 lần. Do đó, Galileo đã phác thảo được bề mặt Mặt Trăng và phát hiện bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc vào năm 1610.  

Ảnh 2: Bức phác họa bề mặt Mặt Trăng của Galilei 

2. PHÂN LOẠI KÍNH VIỄN VỌNG

Kính viễn vọng có rất nhiều loại, phân chia dựa theo nhiều cách như dựa theo cách sắp xếp giữa thấu kính và gương, dựa trên vùng bước sóng quan sát, vv. Nhưng về cơ bản, kính thiên văn được chia làm ba loại: 

Kính khúc xạ: 
Kính viễn vọng đầu tiên là một kính khúc xạ. Loại kính này dùng một thấu kính để thu nhận và hội tụ ánh sáng. Các ánh sáng đặt phía trước kính viễn vọng và bị ánh sáng bẻ cong (khúc xạ) khi đi qua các thấu kính này. Phần lớn nhưng người bắt đầu tìm hiểu thiên văn vì chúng dễ sử dụng và cần ít bảo dưỡng hơn các loại khác nhưng loại kính này hay xảy ra hiện tượng sắc sai.  

Ảnh 3: Cơ chế của kính khúc xạ

Kính phản xạ: 
Loại kính này dùng gương để thu nhận và hội tụ ánh sáng. Tất cả thiên thể đều nằm quá xa đến nỗi ánh sáng từ chúng đến Trái Đất gần như là các tia song song. Chính vì điều này, gương của các kính phản xạ được làm thành dạng cong parabol để có thể hội tụ các tua sáng song song vào một điểm. Tất cả kính thiên văn phục vị nghiên cứu và các kính thiên văn nghiệp dư lớn hiện nay đều là kính phản xạ vì những ưu điểm vượt trội hơn kính khúc xạ. (Mỗi tộii loại kính này chăm hơi mệt :( )  

Ảnh 4: Cơ chế của kính phản xạ


Kính tổ hợp: 
Loại kính được kết hợp giữa kính phản xạ và kính khúc xạ. Chúng kết hợp những đặc tính tốt nhất của cả hai loại. Điểm yếu chí mạng của loại này là không tốt cho ví tiền của bạn khi sắm nó .   

Ảnh 5: Cơ chế của kính tổ hợp

THAM KHẢO 

Buttar, B. S., & Buttar, S. (2020, April 13). An Introduction To The History And The Basic Concepts Of A Telescope. The Secrets of the Universe. https://www.secretsofuniverse.in/telescopes-and-their-types/