Image credit: Zolt Levay Photography

Bức ảnh này cho thấy một hiện tượng được gọi là ánh sáng hoàng đạo. Ở phía dưới bên trái, đó chính là một mảng sáng kéo dài về phía trên bên phải theo hướng của Sao Mộc, vật thể sáng ở bên trái khung hình.

Ánh sáng hoàng đạo được tạo ra bởi ánh sáng Mặt Trời phản chiếu các hạt bụi nhỏ ở vùng bên trong Hệ Mặt Trời - phần còn lại của các sao chổi và tiểu hành tinh bị phá hủy. Những nỗ lực để đo khoảng không gian tối sử dụng kính thiên văn như Hubble đã bị cản trở bởi ánh sáng nền này.

Do đó, các nhà thiên văn học dựa vào tàu vũ trụ ở xa như New Horizons của NASA để quan sát bầu trời tránh khỏi ánh sáng hoàng đạo này. Ánh sáng nền này mờ nhạt tương đương với việc nhìn thấy ánh sáng tủ lạnh của hàng xóm từ cách xa một dặm.

Bức ảnh toàn cảnh rộng được ghép bởi nhiều khung hình này chụp vào tháng 10 năm 2014 tại Đài tưởng niệm Quốc gia Canyon de Chelly ở phía đông bắc Arizona. Ánh sáng hoàng đạo ở bên trái, với Dải Ngân Hà phía bắc ở bên phải.

Sao Mộc là vật thể sáng hơn ở bên trái trung tâm, trong khi một vật thể sáng tương tự ở bên phải (bên dưới Orion) là Sirius. M44 (cụm sao Praesepe) nằm ngay trên Sao Mộc.

Trên đường chân trời, một vầng sáng màu vàng đánh dấu vị trí của thị trấn Chinle, Arizona gần đó.

Đố bạn tìm thấy chòm sao Lạp Hộ (Orion) đấy.