Ba hình ảnh của cùng một siêu tân tinh xuất hiện trong hình ảnh năm 2016 ở bên trái, do Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA/ESA chụp. Nhưng chúng đã biến mất trong hình ảnh năm 2019.
Siêu tân tinh ở xa, có tên là Requiem, nằm đằng sau cụm thiên hà khổng lồ MACS J0138. Cụm thiên hà này lớn đến mức lực hấp dẫn mạnh mẽ của nó sẽ uốn cong và phóng đại ánh sáng từ siêu tân tinh, vốn nằm trong một thiên hà ở xa hơn phía đằng sau.
Được gọi là thấu kính hấp dẫn, hiện tượng này cũng chia ánh sáng của siêu tân tinh thành nhiều hình ảnh phản chiếu, được đánh dấu bởi các vòng tròn nhỏ màu trắng trong hình ảnh năm 2016.
Siêu tân tinh biến mất trong hình ảnh năm 2019. Bức ảnh chụp nhanh, được chụp vào năm 2019, đã giúp các nhà thiên văn xác nhận “thân thế” của vật thể. Các siêu tân tinh bùng nổ và tàn lụi theo thời gian. Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng một cuộc bùng phát trở lại của cùng một siêu tân tinh sẽ xuất hiện vào năm 2037. Vị trí dự đoán của hình ảnh thứ tư đó được đánh dấu bởi vòng tròn nhỏ màu vàng ở trên cùng bên trái.
Ánh sáng từ Siêu tân tinh Requiem ước tính cần khoảng 10 tỷ năm cho hành trình của nó đến Trái Đất, dựa trên khoảng cách của thiên hà chủ của nó. Ánh sáng mà Hubble chụp được từ cụm thiên hà, MACS J0138.0-2155, thì lại gần hơn nhiều, “chỉ” mất khoảng 4 tỷ năm để đến Trái Đất.
Các hình ảnh được chụp trong ánh sáng cận hồng ngoại bởi Máy ảnh Trường rộng số 3 của Hubble.
© NASA, ESA, Steve A. Rodney (Đại học Nam Carolina), Gabriel Brammer (Trung tâm Bình minh vũ trụ / Viện Niels Bohr / Đại học Copenhagen), Joseph DePasquale (STScI); CC BY 4.0