© ESA/Hubble & NASA, A. Riess et al.; CC BY 4.0
Thiên hà xoắn ốc cô đơn UGC 9391 được hiển thị trong hình ảnh này từ Máy ảnh Trường rộng số 3 của Kính viễn vọng Không gian Hubble (NASA / ESA). Thiên hà xoắn ốc này nằm cách Trái Đất 130 triệu năm ánh sáng trong khu vực chòm sao Thiên Long gần thiên cực Bắc.
Các nhánh xoắn ốc đầy sao đứng biệt lập tuyệt đẹp trên nền chứa đầy các thiên hà xa xôi, vốn chỉ có thể nhìn thấy dưới dạng các vòng xoáy hoặc vệt không rõ ràng do khoảng cách rộng lớn của chúng đến Trái Đất.
Hình ảnh cũng có một số ngôi sao tiền cảnh sáng hơn nhiều ở gần chúng ta hơn. Những ngôi sao sáng gần đó được bao quanh bởi các gai nhiễu xạ - những gai nổi bật do ánh sáng tương tác với hoạt động bên trong của hệ thống quang học phức tạp của Hubble. Các hình ảnh thiên văn nổi bật nhất của Hubble thường bao gồm ba lớp khác nhau này - trường thiên hà xa xôi, vật thể mà Hubble đang quan sát và một số ngôi sao sáng xen kẽ từ bên trong Ngân Nà.
Hình ảnh này là từ một tập hợp các quan sát trong đó các nhà thiên văn học đã sử dụng Hubble để xây dựng "Thang khoảng cách vũ trụ" - một tập hợp các phép đo được kết nối cho phép xác định khoảng cách đến các đối tượng thiên văn xa nhất.
Khoảng cách thiên văn chỉ có thể đo trực tiếp đối với các vật thể tương đối gần - gần hơn 3000 năm ánh sáng. Đối với những khoảng cách xa hơn khoảng cách này, các nhà thiên văn học dựa vào một tập hợp các mối tương quan đo được được hiệu chỉnh với các vật thể gần đó.
UGC 9391 đã giúp các nhà thiên văn học cải thiện ước tính khoảng cách của họ bằng cách cung cấp một phòng thí nghiệm tự nhiên để so sánh hai kỹ thuật đo - vụ nổ siêu tân tinh và sao biến quang Tiên Vương (Cepheid). Việc cải thiện độ chính xác của các phép đo khoảng cách giúp các nhà thiên văn định lượng được tốc độ mở rộng của Vũ trụ - một trong những mục tiêu khoa học chính của Hubble.
Tham khảo
- ESA: Lonely spiral