Hướng dẫn quan sát các chòm sao, các vật thể sâu, các hành tinh và các sự kiện thiên văn học của bầu trời đêm tháng 05/2017.

 

Các hành tinh buổi chiều tối

Sau khi hoàng hôn buông xuống, hãy thử tìm Sao Hỏa đỏ mờ nhạt trên bầu trên phương tây. Nếu bạn thành công, ngắm một chiếc kính thiên văn về phía hành tinh này để nhìn thoáng qua các đặc điểm nổi bật của nó.

Sao Mộc sáng, cao trên bầu trời phía nam, sẽ dễ dàng để bạn nắm bắt hơn. Một chiếc kính thiên văn sẽ tiết lộ các dải mây và một vài mặt trăng của hành tinh khí khổng lồ này.

Các chòm sao và các vật thể sâu

Nhìn về phía nam, tránh xa vùng trung tâm đầy sao của Dải Ngân Hà. Như vậy chúng ta có thể nhìn xa hơn vào vũ trụ.

Chòm sao Xử Nữ (Virgo) chế ngự bầu trời rộng lớn phía nam vào buổi tối muộn. Là một trong những chòm sao Hoàng Đạo từ thời cổ đại, Xử Nữ tôn lên nhân cách sống của người phụ nữ.

Sử dụng một cặp ống nhòm để thăm thú cụm thiên hà Xử Nữ (Virgo Cluster of Galaxies). Mỗi đốm sáng nhỏ là những thiên hà ở rất xa so với Dải Ngân Hà của chúng ta, được thắp sáng bởi ánh sáng của hàng tỷ ngôi sao.

Thiên hà Sombrero, M104, nằm ở phần phía nam của chòm Xử Nữ. Dải bụi tối khiến nó trông giống như một chiếc mũ lớn, đúng như tên gọi của nó.

Có hai chòm sao nhỏ hơn nằm phía trên chòm Xử Nữ.

Chòm sao Tóc Tiên (Coma Berenices), một vị nữ hoàng đáng kính đã dâng mái tóc dài của mình cho các vị thần để đảm bảo cho chồng trở về an toàn từ chiến tranh. M64, một thiên hà xoắn ốc, có thể tìm thấy trong làn tóc của Berenice.

Chòm Lạp Khuyển (Canes Venatici) đại diện cho những chú chó săn của các vị thần. Ngôi sao sáng nhất trong chòm Lạp Khuyển là Cor Caroli - có nghĩa là "Trái tim của Charles", được đặt theo tên vua Charles đệ nhất ở nước Anh.

M51, nằm trong chòm Lạp Khuyển, còn gọi là Thiên hà Xoáy Nước (Whirlpool Galaxy). Đó là một trong những thiên hà xoắn ốc chính diện đẹp nhất trên bầu trời.

Các hành tinh buổi sáng sớm

Sao Thổ mọc lên vào lúc nửa đêm và dành suốt quãng thời gian đó để tỏa sáng trên bầu trời phương nam. Những vài đai của nó thì dễ dàng quan sát được qua kính thiên văn cỡ nhỏ.

Sao Kim xuất hiện ở bầu trời phía đông khoảng một giờ trước khi mặt trời mọc. Dùng một chiếc kính thiên văn để xem xét qua pha lưỡi liềm của nó.

Sự kiện thiên văn học đáng chú ý

Mưa sao băng Bảo Bình (Eta Aquarid) thường niên quay trở lại trong tháng này.

Vào đêm của ngày 4 và ngày 5 của tháng 5 này, kì vọng có thể quan sát được 10 sao băng rơi trên giờ. Hãy ngắm nhìn chúng vụt nhanh trên trời từ phía đông sau nửa đêm.

Bầu trời đêm luôn là màn trình diễn thiên văn thú vị. Khám phá điều kì diệu ngay từ sân sau nhà bạn.

Source: HubbleSite.
Credits: NASA and the Office of Public Outreach (STScI).