Hướng dẫn quan sát các chòm sao, các thiên thể sâu, các hành tinh và các sự kiện thiên văn học của bầu trời đêm tháng 07/2017.

 

Các hành tinh buổi tối

Các hành tinh khổng lồ thống lĩnh bầu trời buổi tối tháng bảy này.

Hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời, Sao Mộc (Jupiter), tỏa sáng trên bầu trời hướng tây nam. Dùng một chiếc kính thiên văn để thăm dò các dải mây, hay thậm chí là Vết Đỏ Lớn (Great Red Spot).

Hành tinh lớn tiếp theo, Sao Thổ (Saturn), cai trị bầu trời phương nam. Các vành đai kết hợp của nó quện lại cùng nhau một cách vô cùng tuyệt diệu.

Các chòm sao và các thiên thể sâu

Bầu trời đêm mùa hè đầy sao như một rương kho báu đầy ắp các viên đá quý lấp lánh.

Chòm Bọ Cạp (Scorpius) là một chòm sao nổi bật. Đây là một trong số ít chòm sao quan sát rõ như một đối tượng thiên văn trước khi nó được đặt tên. Con Bọ Cạp thì này dễ dàng để lần theo dấu vết trên bầu trời đêm. Đầu, đuôi cong, và ngòi nọc độc trông rất rõ ràng.

Tại "trái tim" của con Bọ Cạp là một ngôi sao màu đỏ thẫm. Màu sắc của nó gần giống với của Sao Hỏa (Mars*), hay tên trong thần thoại Hy Lạp là "Ares". Các nhà chiêm tinh Hy Lạp cổ đại, ngắm hai thiên thể màu đỏ này, đặt tên cho ngôi sao là Antares, có nghĩa là "đối thủ của Ares (Mars*)".

(*)"Mars" là tên của thần chiến tranh trong thần thoại La Mã.

Một cụm sao cầu kì thú, nổi bật lên khi hướng kính thiên văn cỡ nhỏ đến để quan sát, M4 nằm ngay phía bên phải Antares, trong chòm Bọ Cạp (Scorpius). Quần thể tinh cầu này là bộ sưu tập của hàng trăm ngàn ngôi sao nằm gần nhau, liên kết chặt chẽ bởi lực hấp dẫn.

Trung tâm thiên hà của chúng ta nằm chính diện trong chòm sao Cung Thủ (Sagittarius) rộng lớn, hình tượng một người đang giương cung bắn.

Vùng trời này được lấp đầy bởi vô số các ngôi sao, các cụm sao hình cầu, tinh vân sáng và tối.

Quan sát chòm Cung Thủ (Sagittarius) bằng cách tìm một nhóm các ngôi sao có hình dạng như là "Ấm trà". Tay cầm, nắp ấm, và vòi rất dễ nhận thấy. Dưới bầu trời tối, Dải Ngân Hà trông như đang chảy ra từ miệng của Ấm trà.

Nhiều thiên thế sâu tập trung tại khu vực này của bầu trời đêm mùa hạ. Nhìn lướt qua ống nhòm để thấy một số vật thể đầy ngoạn mục.

Khí và bụi của tinh vân Lagoon được chiếu sáng rực rỡ bằng năng lượng của các ngôi sao trẻ và nóng nằm bên trong nó. Trong ba thùy của tinh vân Chẻ Ba (Trifid Nebula), các dải bụi đen xuất hiện rõ ràng, khắc chế sự phát sáng của đám khí nóng.

Tinh vân Omega tỏa sáng rực rỡ, nhưng chúng ta không thể nhìn thấy các ngôi sao nóng nhất, bởi chúng được bao bọc sâu bên trong tinh vân này. Kính thiên văn hồng ngoại có thể nhìn xuyên qua khí và bụi để phát hiện ra chúng.

M22, một trong những cụm sao cầu sáng nhất trên bầu trời có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó là một cụm sao cầu tương đối gần đó, chỉ cách khoảng 10 000 năm ánh sáng.

Các hành tinh buổi sáng sớm

Thấp ở phía đông, Sao Kim (Venus) rực rỡ như ngọn hải đăng trên bầu trời vừa chớm hừng sáng. Hãy thử tìm kiếm pha của nó, với sự trợ giúp của một chiếc kính thiên văn.

Sự kiện thiên văn học đáng chú ý

Cơn mưa sao băng Bảo Bình (Delta Aquarids) hàng năm đạt cực điểm vào 27-28 tháng bảy. Ngắm nhìn sao băng tỏa ra từ hướng đông nam sau nửa đêm.

Mong đợi từ 10-15 sao băng vàng mờ nhạt rơi mỗi giờ.

Bầu trời đêm luôn là màn trình diễn thiên văn thú vị. Khám phá điều kì diệu ngay từ sân sau nhà bạn.

Source: HubbleSite.
Credits: NASA and the Office of Public Outreach (STScI).