NĂM MỚI TRONG VĂN HÓA CÁC QUỐC GIA 

Loài người chúng ta trong suốt lịch sử hình thành và phát triển đã lựa chọn thời điểm bắt đầu một năm với rất nhiều ngày khác nhau. Ngày 1 tháng 1 là ngày quen thuộc nhất đối với người Mỹ và hầu hết nền văn minh phương Tây sau đó sự công nhận của nó tiếp tục phát triển trên khắp thế giới.

Lễ đón năm mới đầu tiên được ghi lại có nguồn gốc từ vùng Lưỡng Hà, nơi mà cách đây 4000 năm, người Babylon cổ đại đã bắt đầu lễ hội kéo dài 11 ngày gọi là Akitu vào ngày Xuân Phân. Ngày này rơi vào cuối tháng 3, thời điểm ngày và đêm có độ dài gần như nhau và ngày này cũng là một lựa chọn phổ biến của các nền văn minh. Ở các nền văn minh khác như người Ai Cập, người Ba Tư và người Phoenicia, họ đã đánh dấu sự tái sinh văn hóa tập thể của họ vào ngày Thu Phân cuối tháng 9. Trong khi đó người Hy Lạp lại thích ngày Đông Chí.

Tại sao trong số những lựa chọn này và rất nhiều ngày khác, ngày 1 tháng 1 lại trở thành Ngày đầu năm mới gần như phổ biến của các nước. Tuy nhiên một số nền văn hóa và tôn giáo thì không. Ở Việt Nam, 1 tháng 1 dương lịch được gọi là Tết Tây, và không phải ngày chính thức của năm mới.

Bắt nguồn từ một truyền thống Lã Mã cổ đại, lễ của thần La Mã Janus - vị thần của sự khởi đầu, thời gian và kết thúc, đây cũng là nguồn gốc tên gọi của tháng một trong tiếng Anh - January. Thần Janus được miêu tả là có hai khuôn mặt đối lập nhau - một mặt nhìn về quá khứ và mặt còn lại thì hướng tới tương lai, và ngày 1 tháng 1 cũng vậy, chúng ta nhìn lại một năm vừa kết thúc và hướng tới một năm mới sắp đến. 

Vào ngày đó người ta thường trao nhau những lời chúc tốt đẹp, ngay sau đó vào ngày 9 tháng 1, tư tế hay rex sacrorum sẽ hiến tế một con cừu đực cho Janus.

Ảnh: Vị thần La Mã cổ đại Janus.

Rosh Hashanah - Năm mới của người Do Thái

Người Do Thái sử dụng lịch âm và ăn mừng Năm Mới vào mùa Thu - Rosh Hashanah, cũng là ngày đầu tiên của tháng Tishri và là tháng thứ 7 trong năm của người Do Thái. Thông thường ngày này sẽ rơi vào khoảng tháng 9 theo lịch thường niên của chúng ta. Tương tự như Ngày Đầu Năm Mới của các nền văn minh khác, kỳ nghỉ kéo dài hai ngày vừa là khoảng thời gian vui mừng cũng là khoảng thời gian nghiêm túc trong nội tâm, là thời điểm để ăn mừng kết thúc một năm nữa và đồng thời cũng là thời điểm để nhìn lại cuộc sống của mỗi người cũng như nhìn về phía trước.

Ảnh: Lịch của người Do Thái

Tết Nguyên Đán

Ngoài ra còn có Tết Nguyên Đán nổi tiếng của khu vực Châu Á hay Tết Âm, Tết theo lịch Mặt Trăng, được tổ chức trong nhiều tuần vào tháng Giêng hoặc đầu tháng Hai. Lịch Âm là loại lịch dựa trên chuyển động của Mặt Trăng với Trái Đất. Tết âm lịch là ngày đầu tiên trong lịch Mặt Trăng. Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất của người Việt Nam và Trung Quốc. Các quốc gia có ngày tết này bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số các quốc gia ảnh hưởng bởi nền văn minh Á Đông khác, những ngày này được coi là thời điểm đoàn tụ của các gia đình, tưởng nhớ tới tổ tiên, các vị thần trong tín ngưỡng văn hóa dân gian. Sự kiện này từng được tờ New York Times gọi là cuộc di cư hàng năm lớn nhất thế giới.

Năm 2021, Tết Nguyên Đán khởi đầu cho năm Tân Sửu bắt đầu vào ngày 12 tháng 2 năm 2021. Năm 2022 ngày đầu tiên của năm Nhâm Dần rơi vào ngày 1 tháng 2 năm 2022.

Điểm cận nhật vào khoảng ngày 1 tháng 1

Ngoài những ngày dài hơn đên ở bắc Bán Cầu, có một sự kiện thiên văn khác xảy ra vào khoảng ngày 1 tháng 1 hàng năm - là ngày Trái Đất tiến đến gần Mặt Trời Nhất trong quỹ đạo của nó, còn gọi là điểm Cận Nhật xảy ra hàng năm vào đầu tháng Giêng.

 

Tham khảo:

1 . Astronomy.com

2. Earthsky.org