12 cung Hoàng Đạo được nhắc đến trong chiêm tinh có mối liên hệ khá chặt chẽ với cách mà Trái Đất di chuyển trên bầu trời. Bạn có thể nghĩ rằng ngày trong tử vi tương ứng với thời điểm Mặt Trời đi qua mỗi chòm sao, nhưng thực tế thì không phải như vậy. Chiêm tinh học và Thiên văn học là hai hệ thống khác nhau, thêm nữa, việc tính toán chuyển động của Trái Đất, Mặt Trời và các vì sao cho thấy đường Hoàng Đạo phức tạp hơn ta tưởng rất nhiều.
Theo quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quang Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển qua vị trí của các chòm sao trên thiên cầu (đường màu đỏ). Các chòm sao (màu xanh) nằm trên đường này được gọi là các chòm sao Hoàng Đạo. Ảnh: Tau'olunga
Chuyển động của Mặt Trời qua vị trí tương ứng của các chòm sao
Khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, nhìn từ Trái Đất, Mặt Trời dường như chuyển động đi qua phía trước các chòm sao khác nhau. Giống như Mặt Trăng xuất hiện ở những vị trí khác nhau trên bầu trời qua mỗi đêm, vị Trí của Mặt Trời so với các ngôi sao trên thiên cầu sẽ dịch chuyển theo hướng Đông từ ngày này sang ngày khác. Không phải là Mặt Trời đang thực sự di chuyển mà là do chuyển động của chính Trái Đất gây nên đánh lừa thị giác.
Trong một năm, Mặt Trời dường như ở phía trước các chòm sao hoàng đạo khác nhau. Tháng này Mặt Trời xuất hiện ở phía trước chòm sao Song Tử, tháng sau ở Cự Giải. Những tháng được liệt kê trong tạp trí chiêm tinh là ám chỉ những cung hoàng đạo (sign). Ví dụ như từ 21 tháng 3 đến 19 tháng 4 là thuộc cung Bạch Dương,... Nhưng cung hoàng đạo của bạn không nhất thiết sẽ phải tượng trưng cho Mặt Trời ở vị trí nào vào ngày bạn ra đời. Đơn giản là vậy.
Tại sao Chòm sao hoàng đạo không phải lúc nào cũng tương ứng với cung hoàng đạo
Để hiểu được lí do tại sao,chúng ta cần hiểu qua về chuyển động của Trái Đất, và cách tính thời gian. Thời gian là một thứ rất khó để xác định, đặc biệt là nếu chúng ta cứ khăng khăng dựa trên hệ quy chiếu của Mặt Trời và các ngôi sao.
Theo như hiện tại thì cực Bắc của Trái Đất gần như hướng về phía của ngôi sao Bắc Cực Polaris, nhưng không phải là mãi mãi. Trái Đất cũng chao đảo, Trái Đất dao động khiến cho hướng của điểm cực Bắc vạch ra một vòng tròn trên thiên cầu, tuy nhiên sự chao đảo này khá chậm, phải mất 26 000 năm để tạo thành một vòng quanh thiên cầu Bắc.
Trong suốt quỹ đạo quanh Mặt Trời, hướng của trục Trái Đất sẽ bị lệch đi đôi chút, điều này có nghĩa là các vị trí dọc theo quỹ đạo của chúng ta cũng có những thay đổi nhỏ. Điều này có nghĩa là, mỗi năm, vị trí của Mặt Trời so với các ngôi sao vào bất kỳ ngày nào - ví dụ như ngày 21 tháng 6 - dịch chuyển đi một lượng rất nhỏ.
Vào ngày Hạ Chí cách đây 2000 năm, Mặt Trời gần như nằm giữa Sư Tử và Cự Giải. Mười bốn năm trước vào ngày Hạ Chí Mặt Trời nằm giữa Song Tử và Kim Ngưu. Vào năm 4609 điểm Hạ Chí sẽ bị dịch chuyển tới vị trí của chòm sao Bạch Dương
Lực thủy triều từ Mặt Trời kiến truch Trái Đất chao đảo trong khoảng thòi gian 26.000 năm Ảnh: NASA/wikipedia
Các chòm sao hiện đại và cung hoàng đạo
Các chòm sao- không giống như các cung hoàng đạo ở chỗ là chúng không có kích thước bằng nhau, thời gian mà Mặt Trời đi qua các chòm sao phụ thuộc vào kích thước của chòm sao đó.
Năm 1930 Hiệp hội thiên văn quốc tế đã chính thức hóa các chòm sao thành các vùng trên bầu trời, không chỉ là các ngôi sao tạo nên chòm đó. Qua đó, ranh giới của các chòm sao được xác định rõ ràng, các chòm sao hiện đại này phần lớn bắt nguồn từ các chòm sao mà nhà thiên văn học cổ đại Ptolemy đưa ra vào thế kỷ thứ II.
Với ranh giới mới hiện tại, thì thực tế có 13 chòm sao nằm dọc theo đường đi của Mặt Trời, và chòm sao thứ 13 này chính là Xà Phu (Ophiuchus) nằm giữa Nhân Mã và Bọ Cạp. Trong khi các cung hoàng đạo vẫn cố định với 12 cung.
Mặc dù cung hoàng đạo không phải là một nền tảng uy tín để dự đoán tình yêu, tiền bạc và sức khỏe, nhưng nó cũng là một công cụ tuyệt vời để hiểu rõ hơn về chuyển động của Mặt Trời, Trái Đất và thậm chí cả nền văn hóa trong quá khứ trên hành tinh của chúng ta. Các cung hoàng đạo dù bị biến tướng nhưng chúng nhắc nhở chúng ta về nguồn gốc khiêm tốn của Thiên văn học