Chức Nữ (Vega) là một ngôi sao sáng cách Trái Đất 25 năm ánh sáng và xuất hiện trên bầu trời đêm mùa Hè ở Bắc Bán Cầu. Ngôi sao này là một phần của chòm sao Thiên Cầm (Lyra) và với 2 ngôi sao nữa là Ngưu Lang (Antair) và Thiên Tân (Deneb), chúng tạo thành một mảng sao nổi tiếng gọi là Tam Giác Mùa Hè. Sao Chức Nữ mới chỉ 450 triệu tuổi, điều này cho thấy nó còn trẻ hơn Hệ Mặt Trời của chúng ta với 4.6 tỉ năm tuổi. Nghiên cứu về Chức Nữ giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn về Hệ Mặt Trời ở giai đoạn đầu của sự hình thành.
Vì trục quay của Trái Đất bị nghiêng nên định nghĩa chúng ta về hướng Bắc chuyển dịch dần sang các ngôi sao khác trong chu kỳ 26,000 năm. Chức Nữ (Vega) đã từng là sao Bắc Cực trong vài ngàn năm về trước, và nó sẽ trở lại vị trí ấy trong khoảng 12,000 năm nữa.
Xác định vị trí của sao Chức Nữ
Chức Nữ hầu như ở ngay trên bầu trời ở giữa vĩ độ Bắc trong những đêm mùa Hè. Nó chỉ ở dưới đường chân trời 7 giờ một ngày và có thể quan sát được trong bất kỳ đêm nào trong năm.
Xa hơn về phía Nam, Chức Nữ nằm dưới chân trời lâu hơn nhưng ở Alaska, phía Bắc Canada và phần lớn Châu Âu, Chức Nữ không bao giờ lặn. Với góc phương vị là 18h 36 phút 56.3 giây và góc ngẩng là: 38 độ 47 phút 01 giây.
Những quan sát trong các thời kỳ trước
Với ánh sáng trắng xanh và sáng nổi bật -độ sáng tuyệt đối là 0.03, vì vậy Chức Nữ nổi bật trong các nền văn hóa cổ đại từ Trung Quốc tới người Polynesians tới Hindus. Cái tên Vega tới từ Ả Rập, từ “waqi” có nghĩa là “rơi”(falling) hay sà “swooping”.
Tên của Chức Nữ (Vega) và các mục tiêu thiên văn khác tôn vinh tầm quan trọng truyền thống của thiên văn học trong Hồi giáo theo ghi nhận của một nhà nghiên cứu. Bằng cách theo dõi các ngôi sao, các tín đồ đã đánh dấu thời gian được cầu nguyện và lễ hội, cũng như tìm kiếm thánh địa Mecca.
"Như vậy, hàng trăm ngôi sao và chòm sao có tên tiếng Ả rập, như Altair (Ngưu Lang), Deneb (Thiên Tân), Vega (Chức Nữ) và Rigel (trong chòm Orion)", theo lời Nidhal Guessoum, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Sharjah thuộc tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, cho biết.
Trong thời hiện đại, Chức Nữ là ngôi sao đầu tiên được chụp lại ngoài Mặt trời. Các nhà thiên văn học chụp ảnh thông qua phương pháp chụp hình “daguerreotype” tại đài thiên văn Đại học Harvard, sử dụng kính khúc xạ 15-inch (38cm) ngày 16-17 tháng 7 năm 1850.
Nó cũng được chọn là đối tường cho bức ảnh quang phổ đầu tiên năm 1872. Nhà thiên văn nghiệp dư Henry Draper là người đầu tiên tách ánh sáng của Chức Nữ để tiết lộ những nguyên tố khác nhau cấu thành nên ngôi sao.
Chức Nữ trong những năm gần đây
Ngôi sao này nổi lên trong nền văn hóa đại chúng cuối những năm 1990 sau cuốn “Contact’’ của Carl Sagan (1985, Simon và Schuster) được làm thành một bộ phim Hollywood. Diễn viên Jodie Foster: bộ phim theo chân một nhà thiên văn học làm việc tại viện Tìm Kiếm Trí Thông Minh Ngoài Trái Đất (SETI) người đã tìm ra tín hiệu phát ra từ sao Chức Nữ (Vega).
Các quan sát kính thiên văn năm 2006 cho thấy Vega đang quay vòng nhanh đến mức các cực của nó có nhiệt độ cao hơn vài nghìn độ so với đường xích đạo của nó. Ngôi sao hoàn thành một vòng quay sau 12.5 giờ, ở mức 90% của vận tốc nguy hiểm hay nói đơn giản là vận tốc có thể xé toạc nó ra.
Đầu năm 2013, các nhà thiên văn học công bố rằng họ phát hiện vành đai tiểu hành tinh quanh sao Chức Nữ, ủng hộ khả năng của các hành tinh lẫn trong đó. Cách bố trí (tương tự như tìm thấy gần ngôi sao Fomalhaut) gợi ý rằng có hai khu vực: một khu vực bên ngoài với các tiểu hành tinh băng giá và khu vực gần ngôi sao hơn, nơi tiểu hành tinh ấm hơn cư trú.
Các nhà khoa học đang xem xét các ngôi sao sáng như Vega chặt chẽ hơn bằng cách sử dụng phi thuyền trong sứ mệnh TESS (Transiting Exoplanet Survey Satellite) của NASA, được phóng vào năm 2018 để tiến hành một cuộc khảo sát toàn bầu trời. Trong khi nhiệm vụ chính của TESS là tìm kiếm các hành tinh ngoài hệ mặt trời, nó cũng sẽ tìm kiếm các dấu hiệu của sự biến đổi ngôi sao. Các đo đạc của TESS về Vega và các ngôi sao tương tự sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu thêm về các giai đoạn đầu trong sự tiến hóa của một ngôi sao.