Danh sách các sự kiện nhật thực, nguyệt thực trên Trái Đất, và các sự kiện giao hội, xung đối của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

Ngày 31 tháng 01: Nguyệt thực toàn phần

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, ánh sáng đỏ từ Mặt Trời đi xuyên qua bầu khí quyển ở vùng rìa Trái Đất đến Mặt Trăng khiến cho Mặt Trăng phản xạ lại ánh sáng đỏ gây ra hiện tượng Mặt Trăng có màu đỏ tối, thường được gọi là trăng máu. Nguyệt thực lần này sẽ hiện diện ở hầu hết khu vực phía tây Bắc Mỹ, phía đông Châu Á, Châu Úc, và Thái Bình Dương.

Việt Nam quan sát được toàn bộ sự kiện này. Nguyệt thực bắt đầu lúc 17:51 UTC+7 (giờ Việt Nam) và kết thúc lúc 23:08 UTC+7 (giờ Việt Nam). Tổng thời gian diễn ra nguyệt thực là 5 giờ 17 phút. Nguyệt thực đạt cực đại lúc 20:29 với độ sáng biểu kiến là 1.32.

Diễn biến của nguyệt thực toàn phần tại Việt Nam được mô tả trong bảng dưới đây.

Thời gian

Pha

Hướng*

Cao độ

17:51

Thứ Tư, 31/01/2018

Nguyệt thực nửa tối bắt đầu
Bóng nửa tối của Trái Đất bắt đầu che khuất bề mặt Mặt Trăng. Mặt Trăng đang ở gần đường chân trời, do đó hãy chắc chắn rằng bạn có tầm nhìn tốt về phía đông - đông bắc.

72°

2.6°

18:48

Nguyệt thực một phần bắt đầu
Mặt Trăng bắt đầu thực sự bị che khuất - Mặt Trăng bắt đầu có màu đỏ.

77°

14.8°

19:51

Nguyệt thực toàn phần bắt đầu
Mặt Trăng chuyển hoàn toàn sang màu đỏ máu.

81°

28.8°

20:29

Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại

Mặt Trăng nằm ở trung tâm của bóng tối.

84°

37.3°

21:07

Nguyệt thực toàn phần kết thúc

97°

45.9°

22:11

Nguyệt thực một phần kết thúc

93°

60.2°

23:08

Nguyệt thực nửa tối kết thúc

102°

73.1°

  • Hướng ở đây được so sánh với hướng Bắc theo chiều kim đồng hồ.

  • Thông tin nguyệt thực toàn phần cung cấp bởi NASA: http://eclipse.gsfc.nasa.gov/LEplot/LEplot2001/LE2018Jan31T.pdf

Ngày 15 tháng 02: Nhật thực một phần

Một nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng che phủ một phần Mặt Trời, trông giống như một chiếc bánh hình tròn bị gặm mất ở một góc. Một nhật thực một phần chỉ có thể quan sát một cách an toàn thông qua các kính lọc Mặt Trời chuyên dụng, hoặc quan sát một cách gián tiếp. Lần nhật thực một phần này chỉ hiện diện ở một số khu vực của Chile, Argentina, và Châu Nam Cực.

Việt Nam không quan sát được nhật thực lần này.

Thông tin về nhật thực một phần của NASA: http://eclipse.gsfc.nasa.gov/SEplot/SEplot2001/SE2018Feb15P.GIF 

Ngày 09 tháng 5: Sao Mộc ở vị trí xung đối

Hành tinh khổng lồ này sẽ ở vị trí gần Trái Đất nhất và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng từ Mặt Trời về phía Trái Đất. Sao Mộc sẽ sáng hơn bất kỳ thời gian nào trong năm nay và sẽ hiện diện suốt đêm dài.

Đây là thời điểm tốt nhất để quan sát và chụp ảnh Sao Mộc cùng với các vệ tinh tự nhiên của nó. Một chiếc kính thiên văn kích thước trung bình sẽ giúp bạn có thể nhìn thấy các sọc mây của hành tinh khí khổng lồ này.

Một cặp ống nhòm tốt sẽ cho phép bạn nhìn thấy 4 vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, xuất hiện như những chấm sáng bên cạnh hành tinh này.

Khi một hành tinh có quỹ đạo bên ngoài quỹ đạo Trái Đất (quỹ đạo xa Mặt Trời hơn) tiến đến vị trí xung đối, thì có nghĩa là hành tinh đó đang tiến đến vị trí đối diện với Mặt Trời thông qua Trái Đất.

Lúc này khoảng cách từ hành tinh đến Trái Đất là ngắn nhất và góc phản xạ ánh sáng Mặt Trời đến Trái Đất bằng 0 độ, nên nhìn từ Trái Đất, hành tinh đó sẽ sáng hơn và kích thước biểu kiến sẽ lớn hơn, thuận lợi cho việc quan sát bằng kính thiên văn.

Ngày 27 tháng 6: Sao Thổ ở vị trí xung đối

Hành tinh khổng lồ bao quanh bởi vành đai tuyệt đẹp này sẽ tiến đến vị trí gần Trái Đất nhất và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng từ Mặt Trời về phía Trái Đất. Sao Thổ sẽ sáng hơn bất kỳ thời gian nào trong năm và sẽ hiện diện suốt đêm dài.

Đây là thời gian tốt nhất để quan sát, chụp ảnh Sao Thổ và các vệ tinh của nó. Một chiếc kính thiên văn kích thước trung bình sẽ cho phép bạn nhìn thấy vành đai và các mặt trăng sáng nhất của Sao Thổ.

Khi một hành tinh có quỹ đạo bên ngoài quỹ đạo Trái Đất (quỹ đạo xa Mặt Trời hơn) tiến đến vị trí xung đối, thì có nghĩa là hành tinh đó đang tiến đến vị trí đối diện với Mặt Trời thông qua Trái Đất.

Lúc này khoảng cách từ hành tinh đến Trái Đất là ngắn nhất và góc phản xạ ánh sáng Mặt Trời đến Trái Đất bằng 0 độ, nên nhìn từ Trái Đất, hành tinh đó sẽ sáng hơn và kích thước biểu kiến sẽ lớn hơn, thuận lợi cho việc quan sát bằng kính thiên văn.

Ngày 13 tháng 7: Nhật thực một phần

Một nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng che phủ một phần Mặt Trời, trông giống như một chiếc bánh hình tròn bị gặm mất ở một góc. Một nhật thực một phần chỉ có thể quan sát một cách an toàn thông qua các kính lọc Mặt Trời chuyên dụng, hoặc quan sát một cách gián tiếp. Lần nhật thực một phần này chỉ hiện diện ở vùng cực nam của lục địa châu Úc và châu Nam Cực.

Việt Nam không quan sát được nhật thực lần này.

Thông tin về nhật thực một phần của NASA: http://eclipse.gsfc.nasa.gov/SEplot/SEplot2001/SE2018Jul13P.GIF

Ngày 27 tháng 7: Sao Hỏa ở vị trí xung đối

Hành tinh có màu hoen đỏ này sẽ tiến đến vị trí gần Trái Đất nhất và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng từ Mặt Trời về phía Trái Đất. Sao Hỏa sẽ sáng hơn bất kỳ thời gian nào trong năm và sẽ hiện diện suốt đêm dài.

Đây là thời gian tốt nhất để quan sát, chụp ảnh Sao Hỏa. Một chiếc kính thiên văn kích thước trung bình sẽ cho phép bạn nhìn thấy một số chi tiết màu tối trên bề mặt màu đỏ cam của hành tinh này.

Khi một hành tinh có quỹ đạo bên ngoài quỹ đạo Trái Đất (quỹ đạo xa Mặt Trời hơn) tiến đến vị trí xung đối, thì có nghĩa là hành tinh đó đang tiến đến vị trí đối diện với Mặt Trời thông qua Trái Đất.

Lúc này khoảng cách từ hành tinh đến Trái Đất là ngắn nhất và góc phản xạ ánh sáng Mặt Trời đến Trái Đất bằng 0 độ, nên nhìn từ Trái Đất, hành tinh đó sẽ sáng hơn và kích thước biểu kiến sẽ lớn hơn, thuận lợi cho việc quan sát bằng kính thiên văn.

Đêm 27, rạng sáng 28 tháng 7: Nguyệt thực toàn phần

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, ánh sáng đỏ từ Mặt Trời đi xuyên qua bầu khí quyển ở vùng rìa Trái Đất đến Mặt Trăng khiến cho Mặt Trăng phản xạ lại ánh sáng đỏ gây ra hiện tượng Mặt Trăng có màu đỏ tối, thường được gọi là trăng máu. Nguyệt thực lần này sẽ hiện diện ở hầu hết khu vực của châu Âu, châu Phi, phía tây và trung châu Á, Ấn Độ Dương, và phía tây châu Úc.

Việt Nam quan sát được các diễn biến quan trọng của lần nguyệt thực này. Nguyệt thực bắt đầu lúc 00:14 UTC+7 (giờ Việt Nam) và kết thúc lúc 06:28 UTC+7 (giờ Việt Nam). Tại Việt Nam có thể quan sát đến hết pha kết thúc nguyệt thực một phần, lúc 05:36. Tổng thời gian quan sát đươc nguyệt thực tại Việt Nam là 5 giờ 22 phút. Nguyệt thực đạt cực đại lúc03:21 với độ sáng biểu kiến là 1.61.

Diễn biến của nguyệt thực toàn phần tại Việt Nam được mô tả trong bảng dưới đây.

Thời gian

Pha

Hướng*

Cao độ

00:14

Thứ Bảy, 28/7/2018

Nguyệt thực nửa tối bắt đầu
Bóng nửa tối của Trái Đất bắt đầu che khuất bề mặt Mặt Trăng. Mặt Trăng đang ở gần đường chân trời, do đó hãy chắc chắn rằng bạn có tầm nhìn tốt về phía đông - đông bắc.

186°

49°

01:24

Nguyệt thực một phần bắt đầu
Mặt Trăng bắt đầu thực sự bị che khuất - Mặt Trăng bắt đầu có màu đỏ.

208°

44.1°

02:30

Nguyệt thực toàn phần bắt đầu
Mặt Trăng chuyển hoàn toàn sang màu đỏ máu.

224°

35.1°

03:21

Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại

Mặt Trăng nằm ở trung tâm của bóng tối.

234°

26.3°

04:13

Nguyệt thực toàn phần kết thúc

241°

16.4°

05:19

Nguyệt thực một phần kết thúc

248°

3.2°

05:35

Mặt Trăng lặn

249°

0.0°

06:28

Nguyệt thực nửa tối kết thúc

Bên dưới đường chân trời

253°

-11.9°

  • Hướng ở đây được so sánh với hướng Bắc theo chiều kim đồng hồ.

  • Thông tin nguyệt thực toàn phần cung cấp bởi NASA: http://eclipse.gsfc.nasa.gov/LEplot/LEplot2001/LE2018Jul27T.pdf

Ngày 11 tháng 8: Nhật thực một phần

Một nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng che phủ một phần Mặt Trời, trông giống như một chiếc bánh hình tròn bị gặm mất ở một góc. Một nhật thực một phần chỉ có thể quan sát một cách an toàn thông qua các kính lọc Mặt Trời chuyên dụng, hoặc quan sát một cách gián tiếp. Lần nhật thực một phần này chỉ hiện diện ở một số khu vực phía đông bắc Canada, Greenland, cực bắc châu Âu, phía bắc và phía đông châu Á. Quan sát tốt nhất ở phía bắc nước Nga với độ che phủ lớn nhất là 68%.

Việt Nam không quan sát được nhật thực lần này.

Thông tin về nhật thực một phần của NASA: http://eclipse.gsfc.nasa.gov/SEplot/SEplot2001/SE2018Aug11P.GIF 

Ngày 07 tháng 9: Sao Hải Vương ở vị trí xung đối

Hành tinh khổng lồ màu xanh này sẽ ở vị trí gần Trái Đất nhất và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt Trời về phía Trái Đất. Sao Hải Vương sẽ trở nên sáng hơn bất cứ thời gian nào trong năm và sẽ hiện diện suốt đêm.

Đây là thời gian tốt nhất để quan sát và chụp ảnh Sao Hải Vương. Do khoảng cách rất xa của hành tinh này, Sao Hải Vương chỉ hiện ra như là một chấm xanh trong những chiếc kính thiên văn mạnh nhất.

Khi một hành tinh có quỹ đạo bên ngoài quỹ đạo Trái Đất (quỹ đạo xa Mặt Trời hơn) tiến đến vị trí xung đối, thì có nghĩa là hành tinh đó đang tiến đến vị trí đối diện với Mặt Trời thông qua Trái Đất.

Lúc này khoảng cách từ hành tinh đến Trái Đất là ngắn nhất và góc phản xạ ánh sáng Mặt Trời đến Trái Đất bằng 0 độ, nên nhìn từ Trái Đất, hành tinh đó sẽ sáng hơn và kích thước biểu kiến sẽ lớn hơn, thuận lợi cho việc quan sát bằng kính thiên văn.

Ngày 23 tháng 10: Sao Thiên Vương ở vị trí xung đối

Hành tinh màu lục - lam này sẽ ở vị trí gần với Trái Đất nhất và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt Trời về phía Trái Đất. Sao Thiên Vương sẽ trở nên sáng hơn bất kỳ thời gian nào trong năm.

Đây là thời gian tốt nhất để quan sát hành tinh này. Bởi vì khoảng cách rất xa của nó, Sao Thiên Vương chỉ hiện ra như là một chấm màu lục - lam trong những chiếc kính thiên văn mạnh nhất.

Khi một hành tinh có quỹ đạo bên ngoài quỹ đạo Trái Đất (quỹ đạo xa Mặt Trời hơn) tiến đến vị trí xung đối, thì có nghĩa là hành tinh đó đang tiến đến vị trí đối diện với Mặt Trời thông qua Trái Đất.

Lúc này khoảng cách từ hành tinh đến Trái Đất là ngắn nhất và góc phản xạ ánh sáng Mặt Trời đến Trái Đất bằng 0 độ, nên nhìn từ Trái Đất, hành tinh đó sẽ sáng hơn và kích thước biểu kiến sẽ lớn hơn, thuận lợi cho việc quan sát bằng kính thiên văn.