Vào đêm 27, rạng sáng 28/7/2018 tới đây, cư dân tại Việt Nam sẽ được chiêm ngưỡng một sự kiện thiên văn học kỳ thú: Nguyệt thực toàn phần. Ở pha toàn phần, Mặt Trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn và chuyển sang màu đỏ tối. Đây là sự kiện thiên văn học không thể bỏ lỡ của năm 2018.

Video: Nguyệt thực toàn phần đêm 27, rạng sáng 28/7/2018 - thuyết minh.

Video: Nguyệt thực toàn phần đêm 27, rạng sáng 28/7/2018: Những điều cần biết

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, ánh sáng đỏ từ Mặt Trời đi xuyên qua bầu khí quyển ở vùng rìa Trái Đất đến Mặt Trăng. Mặt Trăng phản xạ lại ánh sáng đỏ này nên từ Trái Đất, người quan sát sẽ nhìn thấy một Mặt Trăng có màu đỏ tối, nhiều người hay gọi một cách kỳ bí là "trăng máu". Nguyệt thực lần này sẽ hiện diện ở hầu hết khu vực của châu u, châu Phi, phía tây và trung châu Á, Ấn Độ Dương, và phía tây châu Úc.

Việt Nam quan sát được các diễn biến quan trọng của lần nguyệt thực này. Nguyệt thực bắt đầu lúc 00:14 UTC+7 (giờ Việt Nam) và kết thúc lúc 06:28 UTC+7 (giờ Việt Nam). Tại Việt Nam có thể quan sát đến hết pha kết thúc nguyệt thực một phần, lúc 05:36. Tổng thời gian quan sát đươc nguyệt thực tại Việt Nam là 5 giờ 22 phút. Nguyệt thực đạt cực đại lúc 03:21 với độ sáng biểu kiến là 1.61.

Diễn biến của nguyệt thực toàn phần tại Việt Nam được mô tả trong bảng dưới đây.

Thời gian

Pha

Hướng*

Cao độ

00:14

Thứ Bảy, 28/7/2018

Nguyệt thực nửa tối bắt đầu
Bóng nửa tối của Trái Đất bắt đầu che khuất bề mặt Mặt Trăng. Mặt Trăng đang ở gần đường chân trời, do đó hãy chắc chắn rằng bạn có tầm nhìn tốt về phía đông - đông bắc.

186°

49°

01:24

Nguyệt thực một phần bắt đầu
Mặt Trăng bắt đầu thực sự bị che khuất - Mặt Trăng bắt đầu có màu đỏ.

208°

44.1°

02:30

Nguyệt thực toàn phần bắt đầu
Mặt Trăng chuyển hoàn toàn sang màu đỏ máu.

224°

35.1°

03:21

Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại

Mặt Trăng nằm ở trung tâm của bóng tối.

234°

26.3°

04:13

Nguyệt thực toàn phần kết thúc

241°

16.4°

05:19

Nguyệt thực một phần kết thúc

248°

3.2°

05:35

Mặt Trăng lặn

249°

0.0°

06:28

Nguyệt thực nửa tối kết thúc

Bên dưới đường chân trời

253°

-11.9°

Video: Vì sao Mặt Trăng có màu đỏ khi xảy ra Nguyệt thực toàn phần?

Video: Nguyệt thực là gì?

Nguyệt thực là sự kiện thiên văn có thể quan sát an toàn bằng mắt thường, qua ống nhòm hay kính thiên văn, và hoàn toàn an toàn với trẻ nhỏ. Nguyệt thực cũng là sự kiện được những người nhiếp ảnh yêu thích. Chỉ cần có máy ảnh và dụng cụ thích hợp là có thể có được những tấm ảnh thú vị. Sẽ tuyệt vời nếu bạn cùng tổ chức quan sát nguyệt thực toàn phần với bạn bè, người thân cùng với một ít đồ ăn uống. Một chuyến dã ngoại mùa hè cũng rất là thú vị để quan sát nguyệt thực.

Một chiếc kính thiên văn cỡ nhỏ là đủ để quan sát được các chi tiết bề mặt của Mặt Trăng.

Chúc trời quang mây tạnh!