Hàng năm, mưa sao băng Anh Tiên là một trong những sự kiện được trông chờ nhất trong năm, đặc biệt là ở Bắc Bán Cầu nơi mà trận mưa sao băng diễn ra vào những đêm đầu Thu. Cho dù bạn sống ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất thì năm 2020 này tần suất các vệt sao băng xuất hiện nhiều nhất sẽ rơi vào rạng sáng các ngày 11,12 và 13 tháng 8 cùng với sự xuất hiện của Trăng hạ huyền tháng cũng sẽ ít nhiều làm ảnh hưởng đến tầm quan sát trong lần mưa sao băng này. Tuy nhiên, có một số cách giúp bạn có thể giảm thiểu ánh sáng Trăng và tối ưu hóa cơ hội của chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseids trong năm nay. Dưới đây là một số ý tưởng:

1.Trận mưa sao băng này luôn có xu hướng sáng và kể cả trong ánh sáng Trăng thì khả năng quan sát được vẫn rất cao. Ai mà biết được, bạn sẽ vẫn có thể quan sát được 40 đến 50 vệt một giờ vào cực điểm ấy chứ. Trong một số năm khác, con số này có thể lên tới 100 vệt mỗi giờ…


2.Hãy cố gắng chọn thời điểm quan sát là sau nửa đêm nhưng là trước khi mặt Trăng nhô lên khỏi đường chân trời. Thông thường, những vệt sao băng xuất hiện nhiều hơn sau nửa đêm. Nhưng vào những ngày tần suất sao băng đạt cực đỉnh trong năm nay thì ánh trăng khá sáng sẽ tràn ngập bầu trời. Và mưa sao băng Anh Tiên sẽ khả kiến vào giữa đến cuối buổi tối từ vĩ độ Bắc. Phía Nam của đường xích đạo, chòm sao Anh Tiên bắt đầu vắt ngang bầu trời vào khoảng nửa đêm. Trong rạng sáng ba ngày 11,12 và 13 tháng 8,ảnh hưởng bởi ánh trăng sẽ giảm dần qua các ngày, vì vậy hãy chú ý thời gian Mặt Trăng mọc và lặn trên bầu trời nơi bạn định quan sát vào ngày đó. Nếu may mắn mỉm cười, thì khoảng thời gian chiều tối bạn có cơ hội được bắt gặp một Fireball- một vệt sao băng dài....,chậm và nhiều màu sắc lướt ngang qua bầu trời đêm. Những vệt sao băng như vậy thì khá là hiếm nhưng sẽ rất đáng nhớ, những fireball của Anh Tiên sẽ xuất hiện vào trước nửa đêm, khi mà tâm điểm của nó nằm gần với đường chân trời


3.Quan sát dưới ánh sáng trăng nhưng hãy để mắt không trực tiếp ảnh hưởng bởi ánh sáng. Hãy để vật gì đó lớn hoặc những vật thể tự nhiên như mái nhà, lều hay hãy núi giữa mắt bạn và Mặt Trăng. Bạn sẽ quan sát được nhiều vệt sao băng hơn là ngồi quan sát dưới ánh trăng sáng.

4.Thử xem xét tới việc quan sát sau cực điểm, có nghĩa là sau ba ngày 11,12 và 13. Mọi người thường có xu hướng quan sát mưa sao băng vào các ngày nó đạt cực điểm và điều này thì hoàn toàn đúng, nhưng những trận mưa sao băng thường niên được tới từ tàn dư đường đi của các sao chổi trong không gian - chúng thường tồn tại trong vài tuần chứ không chỉ có mấy ngày. Như mưa sao băng Anh Tiên này, những vệt sao băng đã xuất hiện trên bầu trời đêm từ khoảng 17 tháng 7. Chúng ta sẽ vẫn thấy được các vệt sao băng từ Anh Tiên khoảng 10 ngày sau thời gian cực đỉnh, nhưng tất nhiên tần suất xuất hiện của chúng sẽ giảm đi. Tuy nhiên thì qua mỗi ngày thì thời gian Mặt Trăng mọc lên sẽ tiến dần về buổi sáng và đương nhiên sẽ có ít ánh sáng ảnh hưởng đến buổi quan sát của bạn, và nếu bắt đầu quanh ngày 17 tháng 8 thì bầu trời hầu như sẽ không còn ảnh hưởng bởi ánh sáng trăng, nhưng mây thì tôi không chắc :))

Đừng quên để mắt tới khu vực của Bảo Bình Delta Aquariid nữa nhé, vì trong khoảng thời gian này mưa sao băng Bảo Bình vẫn có thể quan sát được, hầu hết các vệt sao băng bạn sẽ quan sát được thuộc về mưa sao băng Anh Tiên nhưng đôi khi nó cũng là của Bảo Bình đó nhé.

Ở Bắc Bán Cầu, trận mưa sao băng Anh Tiên tháng 8 hàng năm được bình chọn là trận mưa sao băng được yêu thích nhất mọi thời đại. Với chúng ta, trận sao băng lớn được diễn ra trong những ngày lười biếng, oi bức, khi rất nhiều những chuyến du lịch được lên ý tưởng nhưng lại vướng vào dịch bệnh đang diễn biến. Còn gì xa xỉ hơn khi ở nhà ngủ trưa trong cái nóng ban ngày, còn buổi tối thì nhâm nhi ly cafe dưới bầu trời đêm và thưởng thức tác phẩm kinh điển của mùa thu trong không khí mát mẻ !

 Tâm điểm của mưa sao băng Anh Tiên (Persied) trong trong chòm sao Anh Tiên (Perseus). Tuy nhiên bạn không cần phải xác định chính xác tâm điểm của nó ở đâu vì các vệt sao băng có thể xuất hiện từ bất cứ nơi nào trên bầu trời.

Đâu là tâm điểm của mưa sao băng Anh Tiên


Nếu bạn theo dõi các vệt sao băng trong đợt này, bạn sẽ nhận ra rằng có vẻ chúng đều xuất phát từ chòm sao cùng tên Anh Tiên, bên cạnh cụm sao đôi Double Cluster nổi tiếng, có thẻ nói, trận mưa sao băng này được vinh danh đặt theo tên vị anh hùng Perseus nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp.

Song, chiêm ngưỡng sao băng là cơ hội để chứng minh cái tên chỉ là sự liên hệ chứ không phải sao băng tới từ chòm sao Anh Tiên: những ngôi sao trong chòm này cách Trái Đất hàng chục năm ánh trong khi những thiên thạch bốc cháy trong bầu khí quyển 100km (khoảng 60 dặm). Những mảnh thiên thạch đáp xuống tới bề mặt Trái Đất mà không bị đốt cháy hoàn toàn bởi ma sát khí quyển thì được gọi là “vẫn thạch”. Nhưng tuy nhiên các mảnh vụn của sao chổi thật sự rất mỏng manh, vậy nên hầu hết các “vẫn thạch” là phần còn lại của các tiểu hành tinh.

Trong truyền thuyết về các vì sao của người Hy Lạp cổ đại, Anh Tiên hay Perseus là con trai của thần Zeus và công chúa Danaë, và rằng mưa sao băng Anh Tiên chính là món quà mà thần Zeus đã mang tới cho Danaë, một cơn mưa vàng.

Chòm sao Anh Tiên cùng ngôi sao Capella (chòm Ngự Phu), Aldebaran và cụm sao Tua Rua (chòm Kim Ngưu) tỏa sáng trên bầu trời phương Bắc sau nửa đêm tháng 8. Tâm điểm mưa sao băng từ chòm sao Anh Tiên. Till Credner, AlltheSky.com
Vật thể đôi tuyệt đẹp mà bạn có thể ghé xem trong lúc chiêm ngưỡng trận mưa sao băng này từ chòm sao Thiên Hậu (Cassiopeia)
Flickr: madmiked.

 

Khởi nguồn của mưa sao băng Anh Tiên

Hàng năm, trong khoảng thời gian từ 17 tháng 7 tới 24 tháng 8, Trái Đất của chúng ta lại ngang qua một phần quỹ đạo của sao chổi Swift-Tuttle, nguồn gốc của mưa sao băng Anh Tiên. Các mảnh vỡ từ sao chổi này nằm trên quỹ đạocủa nó, nhưng chúng ta không thực sự đi vào đống bụi bặm của sao chổi cho tới tuần đầu tiên của tháng 8. Các mảnh vỡ vụn từ được bỏ lại trên quỹ đạo của Sao Chổi Swift-Tuttle dồn dập lao vào tầng cao của khí quyển của Trái Đất với tốc độ 210 000 km/h. Chúng bốc hơi vào hư không tạo nên các sao băng có đuôi dài hàng kilômét trên tầng cao. Khi Trái Đất đi ngang qua một điểm có mật độ thiên thạch dày bất thường một lượng lớn sao băng sẽ có thể quan sát được. Chúng ta luôn hi vọng vậy!

Với quỹ đạo lệch tâm của mình, sao chổi Swift - Tuttle có thể vượt ra ngoài quỹ đạo của hành tinh lùn Pluto khi ở khoảng cách xa nhất so với Mặt trời và vào tới trong vùng quỹ đạo của Trái Đất khi ở khoảng cách gần nhất với Mặt Trời với chu kỳ quỹ đạo 133 năm. Khi sao chổi tiến tới phần trong của Hệ Mặt Trời, bức xạ Mặt Trời làm cho băng đá trong sao chổi bốc hơi và bay ra khỏi hạt nhân, mang bụi thoát ra ngoài, giải phóng vật chất trên đường đi của mình.

Lần sao chổi xuất hiện gần nhất là vào tháng 12 năm 1992, và lần tới sẽ là tháng 7 năm 2126

Mưa sao băng anh tiên xuất hiện hàng năm, nguồn gốc của nó tới từ sao chổi Swift Tuttle với chu kỳ hơn 130 năm quanh Mặt Trời - Guy Ottewell.

Làm thế nào để quan sát

Bạn không cần một dụng cụ nào như kính thiên văn hay ống nhòm hay cũng như chẳng cần biết bất cứ kiến thức về các chòm sao. Sao băng sẽ được nhìn thấy bằng mắt thường, vì vậy bạn sẽ không cần bất kỳ thiết bị đặc biệt nào để quan sát chúng.

Đầu tiên hãy tìm một nơi thoải mái, xa khỏi ánh điện, khoảng trời thoáng vì sao băng có thể đến từ bất kỳ hướng nào trên bầu trời. Hãy dành cho mình ít nhất 1 giờ cho việc quan sát trong đó mắt bạn sẽ mất 20 phút để làm quen với bóng tối, vậy nên đừng nóng lòng mà hãy kiên nhẫn nhé. Hãy nhớ rằng Tất cả những điều tốt đẹp sẽ đến với người biết chờ đợi.

Những vệt sao băng kia là một phần của tự nhiên, vì vậy sẽ chẳng có cách nào để tiên đoán chính xác sẽ có bao nhiêu vệt sao băng bạn sẽ thấy trong một đêm. Vì vậy hãy lựa chọn một vị trí đắc địa, quan sát và chờ đợi.

Tổng hợp từ 12 bức ảnh chụp được vào ngày 13 tháng 8 năm 2017, bởi Felix Zai ở Toronto. Ông viết: Mưa sao băng Perseid đã có một màn trình diễn tuyệt vời mặc dù ánh trăng đã nhấn chìm hầu hết những vệt mờ hơn. Một Fireball đã được chụp trong bức ảnh này.
Theo Earthsky.org