Mưa sao băng Song Tử được cho là trận mưa sao băng được mong chờ nhất trong năm và sẽ đạt cực đại vào đêm 13 rạng sáng ngày 14 (đêm chủ Nhật và rạng sáng Thứ Hai). Nhưng đừng đợi đến đúng lúc đó mới quan sát nhé, vì trước hay sau thời gian cực đại thì trận mưa sao băng này cũng rất đáng để chiêm ngưỡng.

Ảnh: John Ashley tại vườn quốc gia Glacier, Montana chụp được một vệt trong thời điểm diễn ra mưa sao băng Song Tử vào tháng 12 năm 2018. Nikon D750, Rokinon 24mm lens, f1.4 30 giây. ISO 3200.

Mặc dù cực đại trận mưa sao băng rơi vào đêm 13 rạng sáng 14 nhưng vào những ngày trước đó như 11, 12 và 13 bạn bạn cũng có thể quan sát được khá nhiều vệt sao băng. Mưa sao băng Song Tử hay Geminid là một trận mưa sao băng đáng đồng tiền bát gạo nhất trong năm, nếu ở điều kiện tối ưu bạn có thể quan sát được tới 150 vết sao băng mỗi giờ.

Vào đêm gần diễn ra cực đại, bạn thường có thể bắt gặp 50 vệt sao băng mỗi giờ. Năm nay, may mắn thay, trận mưa sao băng sẽ diễn ra mà không có sự xuất hiện của Mặt Trăng, nếu thời tiết ủng hộ, chúng ta sẽ có thể quan sát được tới 150 vệt mỗi giờ. Trăng non rơi vào ngày 14 tháng 12 nên nó sẽ xuất hiện gần như cùng thời điểm với Mặt Trời. Vào rạng sáng 11, 12 và 13 tháng 12 bạn sẽ thấy Trăng tàn cuối tháng, nếu như bạn quan sát sao băng trong những ngày này, vào rạng sáng bạn sẽ được chiêm ngưỡng sự xuất hiện của Trăng tàn và cả Sao Kim trên bầu trời phía Đông trước bình minh.

Ảnh: Vị trí của Sao Kim và Trăng lười liềm vào rạng sáng

Quan sát mưa sao băng Song Tử tốt nhất vào khoảng 2 giờ sáng.

Đây là thời điểm mà tâm điểm của mưa sao băng - nơi mà đa số các vệt sao băng sẽ xuất hiện -lên cao nhất trên bầu trời. Theo nguyên tắc chung thì cặp song sinh này lên càng cao trên bầu trời thì bạn càng có khả năng năng quan sát được nhiều sao băng hơn.

Tâm điểm của trận mưa sao băng gần như trùng với vị trí của ngôi sao sáng Castor trong chòm sao Song Tử, tuy nhiên khác biệt ở chỗ là ngôi sao này cách chúng ta tới 52 năm ánh sáng còn những đám bụi và băng đá bị đốt cháy trong bầu khí quyển thành các vệt sao băng lại chỉ cách 100km so với bề mặt Trái Đất.

Castor và Pollux là hai ngôi sao sáng nhất trong chòm sao này và nó giúp chúng ta xác định được tâm điểm của trận mưa sao băng, nhưng có một sự thật là bạn không cần thiết phải tìm ra đúng tâm điểm ấy vì các vệt sao băng cũng có thể xuất hiện từ bất cứ hướng nào trên bầu trời, việc chỉ đăm đăm nhìn về tâm điểm sẽ làm giảm khả năng quan sát của bạn, thậm chí khi bạn lưng lại với chòm sao này nhưng vẫn thấy một vài vệt sao băng vụt qua.


Ảnh: Một “fireball”( vệt sao băng sáng dài, lớn) được chụp ở Surabaya, Đông Java, Indonesia năm 2014 bởi Martin Marthadinata.

Sáu lời khuyên cho những người quan sát.

  • Điều quan trọng nhất, nếu bạn nghiêm túc với việc quan sát, hãy tránh xa các nguồn sáng như điện thoại hay đèn, hãy cố gắng tìm nơi quan sát ít bị ô nhiễm ánh sáng nhất.
  • Thời điểm quan sát tốt nhất là khoảng 2 giờ sáng ở tất cả mọi nơi trên thế giới.

  • Nếu có thể, hãy rủ thêm một người bạn đồng hành, vì thời tiết mùa Đông khá lạnh nên nên có một người bạn bạn đồng hành sẽ giúp ích rất nhiều. Và mỗi người quan sát một hướng có thể giúp bạn quan sát được nhiều vệt sao băng hơn ( nếu nhu cổ bạn nhạnh :) )

  • Đảm bảo bạn quan sát ít nhất trong một giờ. Cần khoảng 20 phút để mắt thích nghi với bóng tối

  • Các vệt sao băng thường xuất hiện thành từng đợt.

  • Không cần đến kính thiên văn. Nếu được lựa chọn, hãy mang túi ngủ may một cái chăn thay vì kính thiên văn. Thêm cả bình giữ nhiệt và và đồ ăn nhẹ. Nằm xuống và ngước đầu lên trời là cách tốt nhất để quan sát.

Nguồn gốc của mưa sao băng Song Tử
Có nguồn gốc từ thiên thể gần Trái Đất có tên gọi 3200 Phaethon, một tiểu hành tinh có thể đã xảy ra va chạm với thiên thể khác trong quá khứ tạo ra dòng các hạt bụi mà Trái Đất đi ngang qua -tạo nên mưa sao băng.

Quỹ đạo tiểu hành tinh này quanh Mặt Trời là 1,4 năm. Nó đôi khi tiến tới gần Trái Đất (ở khoảng cách an toàn) và cũng ngang qua rất gần Mặt Trời, bên ngoài quỹ đạo Sao Thủy và chỉ cách 0,15 AU (hay đơn vị thiên văn, khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời: khoảng 93 triệu dặm hay 150 triệu km).

Những viên đá không gian va chạm với bầu khí quyển Trái Đất gọi là Thiên Thạch, những vệt sáng mà ta quan sát được sau khi thiên thạch ma sát với khí quyển được gọi là Sao Băng và nếu những sao băng ấy không cháy hết và chạm tới mặt đất thì được gọi là Vẫn Thạch, tuy nhiên vẫn thạch sẽ không xuất hiện trong mưa sao băng song Tử bởi các hạt này quá nhỏ để có thể tồn tại đến lúc chạm mặt đất.

THAM KHẢO

1. EarthSky: All you need to know: Geminid meteor shower 2020