Thời điểm để quan sát

Năm ngoái, số vệt sao băng quan sát được bị hạn chế do ánh sáng Mặt Trăng chi phối. Tuy nhiên trong năm nay, việc quan sát sẽ tuyệt vời hơn bởi pha Trăng mới sẽ diễn ra vào 18/11, cho một cái nhìn tuyệt vời về sao băng, mà không bị lu mờ trước ánh nguyệt.

Mưa sao băng đạt cực đại vào tối thứ sáu ngày 17 tháng 11, và sáng sớm ngày tiếp theo. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể quan sát được vài sao băng vào trước hoặc sau ngày hôm đó. Mặt Trăng chỉ xuất hiện một khoảng thời gian ngắn sau hoàng hôn, điều đó có nghĩa là ta sẽ có điều kiện quan sát mưa sao băng Sư Tử vào một buổi tối lý tưởng.

Hướng quan sát

Mưa sao băng Sử Tử (Leonids) được đặt theo tên của chòm sao Sư Tử (Leo) - nơi các sao băng tỏa ra. “Bạn có thể nhìn vào bất cứ hướng nào để có thể thấy sao băng” Chuyên gia khí tượng của NASA, Bill Cooke nói. Nếu bạn chỉ chăm chú về mỗi hướng chòm Sư Tử, bạn có thể sẽ bỏ lỡ những vệt sao băng dài.

Mặc dù mưa sao băng có thể quan sát dễ dàng hơn ở Bắc bán cầu, nhưng những người quan sát ở Nam bán cầu cũng có thể quan sát được.


Hình 1. Chòm sao Sư Tử, tâm điểm của trận mưa sao băng ( ảnh: stardate.org )

Nguồn gốc của mưa sao băng Sư Tử?

Mưa sao băng Sư Tử xuất hiện vào tháng 11 hàng năm, khi quỹ đạo của Trái Đất ngang qua quỹ đạo của sao chổi Tempel Tuttle. Sao chổi này mất 33,3 năm để hoàn thành một vòng quanh Mặt Trời, đồng thời để lại trên đường đi các mảnh vụn thiên thạch.

Khi quỹ đạo của Trái Đất băng qua vùng đầy các mảnh vỡ này, chúng rơi xuống bề mặt hành tinh. Ma sát với không khí trong bầu khí quyển Trái Đất làm chúng nóng lên và bốc cháy thành những quả cầu lửa gọi là sao băng. Những mảnh sao chổi này thường có kích thước của một hạt cát hoặc hạt đậu, vì vậy chúng thường bị đốt cháy trước khi kịp đâm xuống bề mặt Trái Đất. Những mảnh thiên thạch đáp xuống tới bề mặt Trái Đất mà không bị đốt hoàn toàn thì được gọi là “vẫn thạch”. Nhưng có lẽ mưa sao băng Sư Tử sẽ chẳng xuất hiện vẫn thạch nào cả.

Hình 2. Một "fire ball" từ mưa sao băng Sư Tử, chụp bởi nhà nhiếp ảnh thiên văn Ý Lorenzo Lovato (17-11-1998)

Bạn cần làm gì để quan sát mưa sao băng Leonid?

Sao băng sẽ nhìn thấy được bằng mắt thường, vì vậy bạn sẽ không cần bất kỳ thiết bị đặc biệt nào để quan sát chúng. Hãy dành vài tiếng ngoài trời, tìm một nơi đủ tối, chỉ việc ngả lưng và ngắm nhìn màn “sao rơi” tuyệt đẹp này.

Theo Space.com

Tham khảo

Space: Leonid Meteor Shower: When, Where & How to See It This Month