Cực điểm của trận mưa sao băng Thiên Cầm (Lyrid) diễn ra vào rạng sáng thứ Năm ngày 22 tháng 4 năm 2021. Nhưng tất nhiên bạn vẫn có thể quan sát được những vệt sao băng của nó vào trước hoặc sau ngày diễn ra cực đỉnh. Cùng với sự xuất hiện của Trăng trương huyền tròn dần, bạn tất nhiên nên xem xét thời gian lặn của Mặt Trăng để có được kiểu kiện quan sát lý tưởng nhất.
Hình 1: Chòm sao Thiên Cầm và vị trí của Chức Nữ
Bạn có thể nhận ra sao băng Thiên Cầm bất cứ lúc nào trong suốt kỳ sao băng (16-25/4) nhưng cực điểm có lẽ sẽ rơi vào những giờ phút rạng sáng, trước khi Mặt Trời mọc vào ngày 22/4. Dưới bầu trời đêm không trăng, bạn có thể quan sát được từ 10 đến 20 sao băng một giờ vào cực điểm.
Tất nhiên, những trận mưa sao băng luôn thách thức những dự đoán cho dù là cẩn thận nhất. Mưa sao băng Thiên Cầm cũng không ngoại lệ. Một vụ “bùng nổ” thiên thạch luôn có một khả năng (mặc dù rằng không có dự đoán nào về một vụ bùng nổ như thế sẽ diễn ra năm nay). Ví dụ như các nhà khoa học của Mỹ đã quan sát được một vụ bùng phát của gần 100 sao băng rơi một giờ vào năm 1982. Khoảng 100 sao băng rơi một giờ đã được quan sát thấy ở Hy Lạp năm 1922 và Nhật Bản năm 1945.
Nhân tiện, nếu bạn trông thấy một ngôi sao băng, hãy chú ý, nó có thể sẽ để lại một vệt sáng dài - đó là dải khí ion hóa phát sáng kéo dài khoảng vài giây, hoặc ít hơn khi mà sao băng băng qua bầu trời. Khoảng một phần tư các sao băng Thiên Cầm có “đuôi” dài như vậy.
Hình 2: Lyrid và những thiên thể khác, bởi NASA/MSFC/DNASA/MSFC/D
Vậy đâu là tâm điểm của Mưa sao băng Thiên Cầm?
Nếu bạn theo dõi phần đuôi của tất cả sao băng Thiên Cầm, chúng dường như được tỏa ra từ chòm sao Thiên Cầm, gần ngôi sao sáng Chức Nữ (Vega). Đây chỉ là một liên hệ trùng hợp vì những thiên thạch bốc cháy trong bầu khí quyển khoảng 100km (khoảng 60 dặm). Trong khi đó, sao Chức Nữ lại cách xa hàng tỉ lần, với khoảng cách 25 năm ánh sáng. Tuy nhiên ở Trái Đất, dường như ta thấy sao băng tới từ chòm sao chứa ngôi sao Chức Nữ, là Thiên Cầm (Lyra), vì thế nó được gọi theo tên của chòm này: Mưa sao băng Thiên Cầm (Lyrid).
Bạn không cần phải xác định được sao Chức Nữ hay chòm Thiên Cầm để có thể quan sát được sao băng. Ý nghĩ cho rằng bạn phải xác định tâm điểm để thấy sao băng là hoàn toàn sai, sao băng có thể xuất hiện bất kì nơi nào trên bầu trời. Tuy vậy, biết thời gian cực điểm mà sao băng xuất hiện nhiều nhất giúp cho bạn biết khi nào là thời điểm quan sát lý tưởng nhất.
Sao Chức Nữ càng lên cao thì bạn sẽ càng quan sát được nhiều sao băng hơn. Ngôi sao này nằm khá xa về phía bắc xích đạo trên bầu trời, nên đây là lý do ở bán cầu bắc sẽ quan sát được mưa sao băng tốt hơn.
Ngôi sao Chức Nữ sẽ ló ra ở đường chân trời hướng đông bắc khoảng 9 đến 10 giờ đêm (tùy theo giờ địa phương), nó tiến dần lên cao, và lên cao nhất vào lúc nửa đêm. Khi ấy, “cô nàng” Chức Nữ đã đủ cao để có thể tỏa ra nhiều vệt sao băng sáng, vụt trên bầu trời.
Ngay trước bình minh, sao Chức Nữ và tâm điểm của mưa sao băng lên đỉnh đầu đó là lí do sao băng xuất hiện hơn nhiều trước bình minh.
Mưa sao băng Thiên Cầm ngày nay có sự khác biệt với những trận mưa sao băng cổ xưa nhất từng được biết tới.
Những ghi nhận về mưa sao băng này vào khoảng 2.700 về trước. Người Trung Hoa cổ đại được cho là đã quan sát sao băng “rơi như mưa” vào năm 687 TCN. Khoảng thời gian đó ở Trung Hoa cổ còn được gọi là Thời Xuân Thu (khoảng 771 - 476 TCN), truyền thuyết kể lại rằng có liên quan đến Khổng Tử, một nhà giáo đồng thời là triết gia, là một trong những người đầu tiên tán thành triết lý: ”Những điều mình không muốn làm thì đừng làm cho người khác.”
Tôi tự hỏi liệu Khổng Tử có trông thấy bất kì sao băng Thiên Cầm nào không...
Hình 3: Tâm điểm của trận mưa sao băng
Sao Chổi Thatcher là bắt nguồn của Mưa sao băng Thiên Cầm.
Hàng năm, vào cuối tháng 4, Trái Đất của chúng ta lại ngang qua một phần quỹ đạo của Thatcher (C/1861 G1). Dù thế, nhưng vẫn chưa có ai chụp được hình ảnh về Thatcher, do quỹ đạo sao chổi này quanh Mặt Trời mất tới gần 415 năm.
Sao Chổi Thatcher lần gần đây nhất viếng thăm phần trong Hệ Mặt Trời vào năm 1861 - trước cả khi việc nhiếp ảnh được phổ biến. Nó sẽ không trở lại cho tới năm 2276.
Các mảnh vỡ vụn được bỏ lại trên quỹ đạo của Sao Chổi này dồn dập lao vào tầng cao của khí quyển của Trái Đất với tốc độ 177 000 km/h. Chúng bốc hơi vào màn đêm hư không tạo nên các sao băng có đuôi dài hàng kilô-mét trên tầng cao. Đó là khi Trái Đất đi ngang qua một điểm có mật độ thiên thạch dày bất thường một lượng lớn sao băng sẽ có thể quan sát được.
Tham khảo:
1. Earthsky.org: 2021 Lyrid meteor shower: All you need to know