Do cách gọi tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời của tiếng Việt hiện nay chưa được rõ nghĩa và có nhiều tranh cãi, nên chúng tôi quy ước sử dụng tên thuần Việt của các hành tinh theo cách cha ông ngày xưa vẫn gọi thay cho tên Hán Nôm, ví dụ: Sao Hỏa thay cho Hỏa Tinh, Sao Thiên Vương thay cho Thiên Vương Tinh... Ở đây, do tên của các hành tinh là danh từ riêng, nên chúng tôi quy ước viết hoa chữ “Sao” để tránh nhầm lẫn với cách gọi các ngôi sao trên bầu trời được viết thường chữ “sao”, ví dụ: sao Thiên Lang (sao Sirius), sao Bắc Cực (sao Polaris)…

Cần lưu ý rằng, chữ “tinh” ở đây có nghĩa là “hành tinh”, nhưng đồng thời cũng có nghĩa là “sao”, ví dụ: “hằng tinh” (sao cố định), Thiên Lang tinh (sao Thiên Lang)... Có lẽ các nhà thiên văn cổ Trung Quốc sau khi phát hiện một số “ngôi sao di chuyển” (các hành tinh), nên xuất hiện định nghĩa “hằng tinh” và “hành tinh” chăng? Tên gọi và ký hiệu các thiên thể chính trong Hệ Mặt Trời (tính từ trong ra ngoài) được sử dụng trong tài liệu này được thể hiện trong các bảng dưới đây.

Trái Đất và Mặt Trăng

 

Tên gọi

Tên quốc tế

Tên khoa học

Mặt Trời

Sun

Solar

Mặt Trăng

Trăng khuyết đầu tháng

Trăng tròn

Trăng khuyết cuối tháng

Trăng mới

Moon

Lunar

Các hành tinh

 

Tên gọi

Tên quốc tế

Thay thế cho

Sao Thủy

Mercury

Thủy Tinh

Sao Kim

Venus

Kim Tinh

Trái Đất

Earth

 

Sao Hỏa

Mars

Hỏa Tinh

Sao Mộc

Jupiter

Mộc Tinh

Sao Thổ

Saturn

Thổ Tinh

Sao Thiên Vương

Uranus

Thiên Vương Tinh

Sao Hải Vương

Neptune

Hải Vương Tinh

Các hành tinh lùn

 

Tên gọi

Tên quốc tế

Thay thế cho

Sao Diêm Vương (*)

Pluto

Diêm Vương Tinh

 

Ceres

 
 

Haumea

 
 

Makemake

 
 

Eris

 

(*) Sao Diêm Vương bị loại khỏi danh sách các hành tinh trong Hệ Mặt Trời bởi Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế (IAU) từ năm 2006.

Các sự kiện và các tên gọi khác

 

Tên gọi

Tên quốc tế

Giao hội

Conjunction

Xung đối

Opposition

Sao chổi

Comet

Ngôi sao

Star

Bên cạnh đó, một số thuật ngữ khi viết hoa là để chỉ tên danh từ riêng của một thiên thể hay một hệ thiên thể cụ thể, ví dụ Mặt Trăng, Trái Đất, Hệ Mặt Trời… nhưng khi viết thường thì những thuật ngữ đó dùng để chỉ các thiên thể hay hệ thiên thể khác có tính chất tương tự với những danh từ riêng nêu trên, ví dụ: “các mặt trăng của Sao Mộc” (ám chỉ các vệ tinh tự nhiên của Sao Mộc), “phát hiện một trái đất ở một hệ mặt trời khác” (ám chỉ việc phát hiện một hành tinh giống Trái Đất ở một hệ hành tinh khác)…