Nói chính xác thì thật ra trong Hệ Mặt Trời các nhà khoa học chưa xác nhận được nơi nào có sự sống ngoại trừ trên Trái Đất. Chúng ta đã đưa một số tàu thăm dò lên Sao Hỏa, nhưng vẫn chưa tìm thấy sự sống ở đó.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê! http://vatlythienvan.com

Sự sống phát triển theo nhiều cách phức tạp cho nên cho đến nay, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm kiếm những dấu hiệu tương đương với các dấu hiệu sự sống trên Trái Đất. Các dấu hiệu chủ yếu là: Nước, Ô-xy, Ozone, và các chỉ dấu của hoạt động hữu cơ...

Song song với việc nghiên cứu các hành tinh, vật thể trong Hệ Mặt Trời, các nhà khoa học cũng hướng ra xa hơn trong vũ trụ để tìm kiếm các ngoại hành tinh ở các hệ hành tinh tương tự Hệ Mặt Trời hoặc có khả năng chứa các hành tinh ở trong "Vùng hỗ trợ sự sống". Thời gian vừa qua, Kính viễn vọng không gian Kepler vừa phát hiện hành tinh Kepler-186f có kích thước tương đương Trái Đất, và nằm trong "Vùng hỗ trợ sự sống" của hệ hành tinh Kepler-186. Các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm thấy những chỉ dấu của sự sống ở những hành tinh như vậy.

Còn bây giờ chúng ta hãy chờ xem liệu ở trong Vũ trụ bao la kia có nơi nào có thể có sự sống hay không!
Vật lý Thiên văn - vatlythienvan.com
Hình minh họa cho thấy hành tinh Kepler-186f nằm trong vùng hỗ trợ sự sống (màu xanh lục) tương tự với Trái Đất ở trong Hệ Mặt Trời.

  • ThS. Phan Thanh Hiền
  • - Nghiên cứu viên tại Viện Công nghệ Vũ trụ Việt Nam (STI).
  • - Thực tập sinh tại Viện Vật lý Địa cầu Paris (IPGP) và Trường Đại học Paris Diderot 7 (UPD7), Cộng hòa Pháp.