Bên cạnh việc trang bị kiến thức đầu tiên về bầu trời, bạn sẽ cần phải làm quen với việc sử dụng ống nhòm và tự nâng cao kiến thức cho bản thân. Sau đó hãy cân nhắc đến việc gia nhập một Câu lạc bộ Thiên văn học.
MỤC LỤC
A. Trước khi gia nhập một Câu lạc bộ Thiên văn học
(Tiếp theo phần trước)
5. Xác định vị trí các vật thể trên bầu trời
Có rất nhiều tài liệu hướng dẫn về cách xác định vị trí của thứ gì đó trên bầu trời đêm - nhưng những tài liệu chuyên nghiệp thường có xu hướng bắt đầu nói về "Right Ascension" (xích kinh), hoặc "Declination" (xích vĩ). Thành thật mà nói, ở thời điểm hiện tại bạn chưa cần phải dành thời gian để tìm hiểu về phương pháp điều hướng thiên thể chính xác kiểu này. Hãy tạm hài lòng nếu đã thành công với những cách xác định vị trí dân dã, mặc dù có kém chính xác hơn.
Bước đầu tiên là tập xác định độ cao trên đường chân trời, vì hầu hết các tài liệu dành cho các nhà thiên văn nghiệp dư sẽ cung cấp cho bạn tên gọi một hướng nhìn sơ bộ để tìm kiếm mục tiêu của mình và cho bạn biết nó có thể được tìm thấy bao xa phía trên đường chân trời. Có một quy tắc nằm lòng rất đơn giản để giúp bạn đo lường điều này: nắm tay của bạn được giữ ở xa nhất theo chiều dài cánh tay sẽ có chiều rộng khoảng 10 độ. Do đó, nếu bạn đặt chồng “nắm đấm” này lên trên “nắm đấm” khác, thì sẽ mất khoảng 9 “nắm đấm” như vậy để hướng lên đỉnh đầu, tức là 90 độ. Bên cạnh đó thì bề rộng một ngón tay sẽ chiếm khoảng 2 độ với cùng cách đo ở trên.
Do đó, nếu một cái gì đó được mô tả là ở khoảng 24 độ so với đường chân trời, điều đó có nghĩa là nó cao hơn hai nắm tay và hai ngón tay so với đường chân trời. Điều đáng chú ý là phương pháp đo ước lượng này có hiệu quả với bất kỳ ai, bất kể họ to cỡ nào, vì những người có bàn tay nhỏ sẽ có xu hướng có cánh tay ngắn, và do đó bàn tay của họ gần mắt hơn và vẫn chiếm khoảng 10 độ.
Còn khi đã có ống nhòm, bạn sẽ làm gì với chúng?
Bạn có thể thấy vui vẻ khi ngắm nhìn Mặt Trăng và quét các khu vực đầy sao của Dải Ngân Hà, nhưng chỉ chừng đó thôi là chưa đủ, bạn sẽ bị chán đi khá nhanh. Tuy nhiên, nếu bạn đã tìm hiểu qua các chòm sao và biết cách đọc được bản đồ bầu trời chi tiết, thì ống nhòm có thể khiến bạn vui vẻ bận rộn trong nhiều năm tiếp theo.
Một mẹo nhỏ khi sử dụng bản đồ sao là thiết kế một vòng dây có kích thước như trường nhìn chiếc ống nhòm của bạn. Trượt vòng dây đó từ điểm này sang điểm khác trên bản đồ sao và bạn sẽ thấy các mảng sao xuất hiện trong vòng tròn tương tự với chế độ xem qua ống nhòm khi bạn dùng nó lướt trên bầu trời. Ở hình bên dưới là một ví dụ khi tìm kiếm NGC 2392, Tinh vân Eskimo trong khu vực chòm sao Gemini, sử dụng Sky Atlas 2000.0.
Bản đồ sao sẽ giúp bạn tìm kiếm hàng chục cụm sao, thiên hà và tinh vân. Chúng sẽ hiển thị vị trí luôn thay đổi của các mặt trăng của Sao Mộc và các pha lưỡi liềm của Sao Kim. Bạn có thể xác định hàng chục miệng núi lửa, đồng bằng và núi trên Mặt trăng. Bạn có thể phân chia điểm số của các ngôi sao đôi thú vị và theo dõi độ mờ và độ sáng của nhiều ngôi sao biến quang. Nếu bạn biết cách tìm kiếm.
Hình A.5.1. Sử dụng một vòng dây để mô phỏng trường nhìn của ống nhòm.
Các thủy thủ trên biển sẽ cần những bản đồ sao tinh xảo hơn. Bản đồ sao tinh xảo mang đến niềm đam mê săn lùng những bí mật mờ nhạt trong những cõi trời ẩn giấu. Nhiều sách hướng dẫn về thiên văn học cho người mới bắt đầu mô tả những gì cần săn và bản chất của những vật thể bạn tìm thấy. Hơn nữa, những kỹ năng bạn sẽ phát triển khi sử dụng ống nhòm để xác định vị trí những thứ này cũng chính xác là những kỹ năng bạn cần phải có để có thể sử dụng tốt một chiếc kính thiên văn trong tương lai.
Hãy lập kế hoạch trong nhà những gì bạn sẽ làm ngoài trời. Trải các tấm bản đồ và hướng dẫn của bạn trên một chiếc bàn lớn, tìm những thứ có thể quan sát được trong phạm vi thiết bị của bạn và hình dung cách bạn tìm đến đó. Lên kế hoạch cho các chuyến dã ngoại trước khi đi tìm vùng hoang dã hàng đêm.
6. Mở mang kiến thức, xây dựng tủ sách cá nhân
Niềm vui của thiên văn học đến từ sự khám phá tri thức với những kiến thức khó hiểu về bầu trời đêm. Chỉ có điều là bạn phải thực hiện những khám phá này và đạt được những kiến thức này, thường là một mình.
Đối với những người mới bắt đầu trong lĩnh vực thiên văn học, một trong những công cụ quan trọng nhất sẽ là các thư viện công cộng. Hãy kết hợp xây dựng một giá sách thiên văn học với những cuốn sách kiến thức cơ bản mà bạn cần biết và những cuốn sách hướng dẫn về những gì bạn có thể nhìn thấy ngoài kia trong vũ trụ rộng lớn. Đọc về những ngôi sao và chòm sao bạn đang tìm kiếm bằng mắt thường và về cách các ngôi sao thay đổi qua từng đêm và qua các mùa.
Có rất nhiều sách tham khảo có giá trị, một số cuốn sách được yêu thích từ lâu có thể nhắc đến:
- Ngắm đêm: Hướng dẫn thực tế để quan sát vũ trụ, Terence Dickinson
- Cẩm nang từ sân vườn của Nhà thiên văn học, Terence Dickinson và Alan Dyer
- Mục tiêu nổi bật của ống nhòm, ấn bản thứ 2 của Gary Seronik
- Cẩm nang bầu trời hàng tháng, ấn bản thứ 10 của Ian Ridpath và Wil Tirion
Ngoài ra, nếu bạn không muốn đọc bằng tiếng Anh, hãy thử kiểm tra thường xuyên trang web vatlythienvan.com. VLTV cung cấp những thông tin kịp thời, thân thiện với người dùng về các sự kiện thiên văn học mỗi tháng, các mẹo quan sát và nhiều kiến thức thú vị khác.
Tất nhiên, các trang web có thể là một nguồn tài nguyên to lớn, nhưng chúng cũng có thể hơi khó khăn. Có những trang web dành cho người mới bắt đầu xuất sắc (ví dụ trang web mà bạn đang xem đây!), nhưng để có được sự mạch lạc, tổ chức kiến thức tốt để thu thập, bạn vẫn sẽ cần đến sách.
7. Viết nhật ký ngắm sao
Cái này là tùy chọn thôi. Nhưng việc lưu giữ nhật ký những gì bạn quan sát và thấy được có thể giúp bạn có được nhiều hơn từ sở thích. Việc ghi chép sẽ khiến bạn tập trung tâm trí - ngay cả khi đó chỉ là một đoạn ghi chú ngắn đại loại như: "Ngày 7 tháng 11 - ra ngoài với chiếc ống nhòm 10x50 - một đêm đầy gió - NGC 457 ở khu vực chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) tỏa sáng mờ nhạt bên cạnh hai ngôi sao sáng hơn."
Hãy mua một cuốn sổ ghi chép có gáy bìa xoắn ốc và giữ nó cùng với các thiết bị quan sát của bạn. Đến một lúc nào đó khi bạn có thời gian để có thể nhìn lại những trải nghiệm ban đầu, và cảm xúc từ những lần quan sát thành công của bản thân trong nhiều năm qua, sẽ mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn cho niềm yêu thích thiên văn học của bạn, và sẽ là một kho tàng lưu trữ lịch sử của riêng bạn để có thể chia sẻ cho các thế hệ sau này.
8. Gia nhập một CLB thiên văn học
Tự học và tìm hiểu một mình cũng được, nhưng không có gì bằng việc chia sẻ mối quan tâm với người khác. Đây là thời điểm mà bạn đã chuyển sang cấp độ tiếp theo. Tham gia vào một câu lạc bộ thiên văn học là một bước tiến lớn đối với mỗi người, vì thực tế đa số mọi người thực sự nhút nhát và rất khó tiếp xúc với những người không quen biết. Tuy nhiên, đó là một trải nghiệm rất có lợi.
Hàng chục câu lạc bộ thiên văn học tồn tại trên cả nước; đăng ký tham gia trở thành hội viên để tham dự các cuộc họp hoặc các buổi quan sát thiên văn - “bữa tiệc của những vì sao”. Trong số những sự kiện này, có những sự kiện thu hút hàng trăm người nghiệp dư, mang đến cơ hội tốt để bạn có thể thử trải nghiệm các loại kính thiên văn khác nhau, tìm hiểu những gì họ sẽ làm và sẽ không làm, nhận lời khuyên, học hỏi thêm kỹ năng mới, và kết bạn.
Hình A.8.1. Việc chia sẻ tài nguyên của CLB là lợi ích lớn nhất đáng để tham gia.
Các câu lạc bộ thiên văn học từ nhỏ đến lớn, từ bí mật đến nổi tiếng, từ đang phát triển đến cực kỳ phát triển, đều luôn chào đón những người mới đến. Bạn sẽ phải tự mình tìm ra.
Có một số trang web tổng hợp danh sách các câu lạc bộ thiên văn học, nhưng trước tiên hãy thử tra Google theo cú pháp: "câu lạc bộ thiên văn học + <tên địa phương của bạn>". Cộng đồng Vật lý thiên văn Việt Nam hiện đang có các CLB VLTV ở Hà Nội và Huế, và có các thành viên ở khắp mọi nơi.
Hoạt động của các CLB không chỉ dừng lại ở một cuộc họp hàng tháng, nơi các thành viên trao đổi và thực hành về thiên văn học, mà còn có các diễn giả khách mời, thực hiện các hội thảo về kính thiên văn, v.v., Các CLB còn có các bữa tiệc sao hàng tháng hoặc hàng quý rất đáng để tham gia! Mỗi ngày thứ sáu của tuần thứ 3 hàng tháng, VLTV Hà Nội lại mang một loạt kính thiên văn xuống sảnh trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), ở ngay trong Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, và hướng chúng lên bầu trời. Rồi cứ 3 tháng 1 lần là Bữa tiệc Bầu trời được tổ chức bên ngoài thành phố tại khu vực tượng đài Thánh Gióng, trên đỉnh một ngọn núi, nơi các thành viên có thể chứng kiến những điều thực sự tuyệt vời trong một bầu trời thực sự tối - thật tuyệt vời!
Tham gia vào một câu lạc bộ thiên văn học có rất nhiều lợi ích. Bạn có thể tham dự các cuộc họp và các bữa tiệc, nhưng nhiều câu lạc bộ cũng đề nghị sự trợ giúp với kính thiên văn của bạn, và thậm chí các thành viên có thể cho mượn hoặc giao lưu kính thiên văn từ bộ sưu tập của họ. Có lẽ quan trọng nhất là bạn sẽ tham gia vào một nhóm những người nhiệt tình về cùng một chủ đề mà bạn quan tâm và sẵn sàng "buôn chuyện" với bạn hơn. VLTV cũng đang xây dựng lịch thiên văn trên Google Calendar có khả năng gửi email nhắc nhở về các sự kiện thú vị nào đó sắp xảy ra trên bầu trời đêm.
(Còn tiếp...)
Tham khảo
- Instructables: How to Get Started in Amateur Astronomy
- Sky and Telescope: Astronomy for beginners: how to get started in backyard astronomy