Hôm qua (07/11/2014), Câu lạc bộ Vật lý Thiên văn USTH đã tổ chức một buổi thảo luận về Mặt Trời và các bùng phát Mặt Trời. Chủ trì buổi thảo luận này là học viên hệ thạc sỹ ngành Vũ trụ và Ứng dụng Bùi Văn Tuấn của trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).



Anh Bùi Văn Tuấn, học viên hệ thạc sỹ ngành Vũ trụ và Ứng dụng đang thuyết trình.

Tại bài thuyết trình của mình, anh Bùi Văn Tuấn đã trình bày về các đặc điểm cấu trúc, những biến động và chu kỳ hoạt động của Mặt Trời. Thông qua đó, anh cũng giải thích rõ cơ chế tạo thành các vết đen và các bùng phát trên bề mặt của Mặt Trời và các tác hại của nó đối với Trái Đất.

Ngoài ra anh cũng chia sẻ về các hoạt động đo đạc thực nghiệm về bùng phát Mặt Trời tại Phòng thí nghiệm đào tạo Vật lý thiên văn (VATLY), các kết quả đạt được và đối chiếu với các dữ liệu đo đạc từ đài quan sát đặt tại Learmonth (Australia). Các kết quả đo đạc là rất chính xác, trùng khớp về số liệu và ngoài ra, nhóm nghiên cứu tại VATLY cũng phát hiện ra sự phân cực trong các bùng phát Mặt Trời.

Cuối buổi là phần thảo luận sôi nổi về tác hại do các bùng phát Mặt Trời thổi các hạt mang điện về phía Trái Đất và các phương án phòng tránh.

Buổi USTH Space Talk tiếp theo sẽ được thông báo trên trang web http://vatlythienvan.com/

Một số hình ảnh của chương trình USTH Space Talk ngày 07/11/2014: