Nguyệt thực một phần gần hoàn hảo

19 tháng 11 tới đây sẽ diễn ra hiện tượng thiên văn Nguyệt Thực Một Phần và sẽ là sự kiện Nguyệt Thực Một Phần diễn ra dài nhất trong suốt 1000 năm. Lần gần nhất nguyệt thực một phần dài như vậy diễn ra vào 18 tháng 2 năm 1440 và lần tiếp Trái Đất sẽ được chiêm ngưỡng sự che lấp dài kỷ lục sẽ là 8 tháng 2 năm 2669. 

Theo giờ Việt Nam, Nguyệt Thực lần này sẽ diễn ra từ 13:02 đến 19:03 hôm 19 tháng 11 tới đây khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất gần như thẳng hàng với nhau, bóng của Trái Đất đổ lên một phần bề mặt của Mặt Trăng, gọi là Nguyệt Thực Một Phần. Vào 16h 02 phút theo giờ Việt Nam là khoảng thời gian pha che khuất cực đại bắt đầu - Mặt Trăng nằm ở gần trung tâm của vùng bóng tối. Độ che phủ tối đa tại Hà Nội đạt 19%, tại thành phố Hồ Chí Minh là 19%. Nhưng nếu bạn đang ở những vùng như Bắc Mỹ thì độ che phủ sẽ lên tới 99%. 

Tổng thời gian tính từ lúc Mặt Trăng bắt đầu đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất cho tới khi Mặt Trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối diễn ra trong 21.693 giây hay 6 giờ 2 phút. Con số này đối với Nguyệt Thực một phần cũng khá là không bình thường, duy chỉ pha cực đại của nó cũng diễn ra trong 3 giờ 28 phút 24 giây, nhưng rất tiếc là ở Việt Nam không thể cảm nhận được hết sự đặc biệt của hiện tượng lần này.

 

Ảnh: Nguyệt thực hôm 19 tháng 11 tới đây sẽ rất gần với nguyệt thực toàn phần.

Nguyệt Thực Trăng “Kém” và Nguyệt Thực Siêu Trăng

Lần Nguyệt Thực này diễn ra dài hơn cả nhiều Nguyệt Thực toàn phần trước đây, cụ thể tổng thời gian diễn ra Nguyệt Thực toàn phần hồi 26 tháng 5 năm 2021 là 18.127 giây - ít hơn lần sắp tới khoảng 1 giờ. 

Vậy lý do vì sao lại kéo dài lâu như vậy?

Điểm cực đại của Nguyệt Thực lần này diễn ra vào khoảng 41 giờ trước khi Mặt Trăng đi vào điểm cực viễn của quỹ đạo - hay còn là điểm xa nhất của Mặt Trăng với Trái Đất. Mặt Trăng ở càng xa thì nó di chuyển dọc theo quỹ đạo càng chậm và đương nhiên nó cũng mất nhiều thời gian hơn để đi qua bóng của Trái Đất.

Ngược lại, 16 tháng 5 vừa rồi khá rầm rộ với thông tin Nguyệt Thực toàn phần diễn ra cùng với Siêu Trăng, chắc hẳn ai cũng vẫn còn nhớ. Nói cách khác Nguyệt Thực lần tới liên quan đến Trăng “Kém” (Mình tự nghĩ ra :v vì không tìm được từ nào) hay Mặt Trăng ở xa Trái Đất Nhất - trong khi đó Nguyệt Thực hồi tháng 5 là Siêu Trăng hay Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất.

Chu kỳ của Nguyệt Thực

Trong 1200 năm từ 1451 tới 2650 có tất cả là 973 lần Nguyệt Thực một phần, 5 lần là có thời gian diễn ra kỷ lục nhất.

  1. Ngày 19 tháng 11 năm 2021: 21,693 giây (6 giờ 2 phút)
  2. Ngày 30 tháng 11 năm 2039: 21,609 giây (6 giờ 0 phút)
  3. Ngày 9 tháng 10 năm 2489: 21,557 giây (6 giờ 0 phút)
  4. Ngày 11 tháng 12 năm 2057: 21,532 giây (5 giờ 59 phút)
  5. Ngày 22 tháng 12 năm 2075: 21,464 giây (5 giờ 58 phút)

Ngoài sự kiện năm 2489, các lần Nguyệt thực trong danh sách này đều cách nhau khoảng 18 năm 11 ngày, đây thực chất không phải là một sự ngẫu nhiên. Chu kỳ lặp lại của Nguyệt Thực (với sai số nhỏ) trong 6.585 ngày được gọi là Saros. Nếu chúng ta quay ngược thời gian của chu kỳ Saros trước ngày 19/11/2021 sẽ là ngày 9/11/2003 (Nguyệt Thực Toàn Phần).

Diễn biến của Nguyệt thực Một phần ngày 19 tháng 11. 

13:02: Nguyệt thực nửa tối bắt đầu, Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất và bắt đầu giảm độ sáng. 
14:18: Nguyệt thực một phần bắt đầu, Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và dần bị che khuất một phần. 
16:02: Nguyệt thực đạt cực đại, Mặt Trăng nằm ở gần trung tâm của vùng bóng tối. Độ che phủ tối đa tại Hà Nội đạt 19%, tại thành phố Hồ Chí Minh là 19%. 
17:47: Nguyệt thực một phần kết thúc, Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất. 
19:03: Nguyệt thực nửa tối kết thúc, Mặt Trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối của Trái Đất. 
Tại Việt Nam có thể quan sát một phần diễn biến của Nguyệt thực lần này, bắt đầu từ 17:21 khi Mặt Trăng mọc lên từ đường chân trời cho đến khi kết thúc. 

 

Tham khảo:

1. https://earthsky.org/astronomy-essentials/partial-lunar-eclipse-longest-1000-years/