Hội nghị quốc tế Cosmic Flows 2016 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn bởi Hội Gặp gỡ Việt Nam (Rencontres du Vietnam).

Mục tiêu của hội nghị là để thảo luận và đánh giá sự tiến bộ hiện nay trong các lĩnh vực:

  • Khoảng cách, H0 và vận tốc riêng
  • Khảo sát dịch chuyển đỏ và trường vận tốc bao hàm
  • Tái tạo trường vận tốc tuyến tính và không tuyến tính
  • So sánh/Hòa hợp giữa vận tốc, mật độ và các thiên hà đã quan sát được
  • Dòng chảy lớn
  • Các tham số vũ trụ học
  • Điều kiện ban đầu và mô phỏng cưỡng bức
  • Dao động âm thanh Baryon
  • Biến dạng không gian dịch chuyển đỏ
  • Hiệu ứng động học Sunyaev-Zel'dovich

Hội nghị sẽ bao gồm các phiên họp toàn thể với các thuyết trình toàn diện (các đánh giá và bài nói trên những chủ đề chuyên ngành cụ thể) và trưng bày áp phích. Các nội dung gửi đăng ký hội nghị sẽ được lựa chọn trong số các bản tóm tắt đã nộp. Chương trình sẽ được công bố sau khi kết thúc thời hạn nộp bản tóm tắt (03/03/2016).

Lịch trình hội nghị

  • Việc đăng ký sẽ bắt đầu vào buổi chiều ngày 03/07/2016.
  • Phiên khai mạc được dự kiến tổ chức vào thứ Hai, 04/07/2016 lúc 8:30.
  • Hội nghị sẽ kết thúc vào thứ Bảy ngày 09/07/2016 lúc 11:00.
  • Các phiên hội nghị diễn ra từ 8:30 đến 12:00 và 13:30 đến 17:00.
  • Các phiên hội nghị được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị của ICISE.

Phạm vi của hội nghị

Dựa theo mô thức của sự phân nhóm theo thứ bậc, các chuyển động lệch đến từ sự giãn nở vũ trụ phát sinh khi vật chất cách ly vào các chế độ cao và thấp. Nó có thể xác định, theo cách khác, các chuyển động có thê rphats sinh từ sựu phân bố của các thiên hà đã quan sát hoặc sự phân bố của vật chất từ các chuyển động đã quan sát được của các thiên hà. Đó là một thành công cơ bản của mô thức hai phương pháp trong một thỏa thuận chung.

Trong những năm gần đây đã có sự cải thiện đáng kể kiến thức của chúng ta về cả sự phân bố của các thiên hà thông qua các cuộc điều tra toàn diện dịch chuyển đỏ và các chuyển động lệch của các thiên hà thông qua các phép đo khoảng cách. Những tiến bộ quan sát đã kích thích sự quan tâm trong các phương pháp giải thích. Các khó khăn về sự phân bố của vật chất và các thông số vũ trụ đang trở nên ngày càng chính xác. Tuy nhiên, câu hỏi lớn vẫn còn.

Ban tổ chức

  • Thierry Masson (CNRS)
  • Nguyen Quynh Lan (Hanoi National University of Education)
  • Nguyen Thi Minh Phuong (Quy Nhon University)
  • Jean Tran Thanh Van (Les Rencontres du Vietnam)
  • Roland Triay (Aix Marseille University)
  • Brent Tully (University of Hawaii, USA)

Hội đồng tư vấn quốc tế

  • Matthew Colless, Australian National University, Australia
  • Hélène Courtois, Institut de Physique Nucleaire de Lyon, France
  • Hume Feldman, Univ Kansas, USA
  • Yehuda Hoffman, Hebrew Univ, Israel
  • Mike Hudson, Univ Waterloo, Canada
  • Nick Kaiser, University of Hawai, USA
  • Igor Karachentsev, Special Astronomical Observatory, Russia
  • Renée Kran-Korteweg, Univ Cape Town, South Africa
  • Barry Madore, Carnegie Observatories, USA
  • Adi Nusser, Israel Institute of Technology, Israel
  • Jim Peebles, Princeton Univ, USA
  • Roland Triay, Aix Marseille University, France — co-Chair
  • Brent Tully, University of Hawaii, USA — co-Chair

Đăng ký và nộp lệ phí cùng những thông tin chi tiết khác xin vui lòng xem tại: http://www.cpt.univ-mrs.fr/~cosmo/CosFlo16/index.php

Nguồn: RENCONTRES DU VIETNAM