Từ năm 1993, Hội Gặp gỡ Việt Nam, là một đối tác chính thức của UNESCO, đã tổ chức các hội nghị khoa học và các lớp học để thúc đẩy trao đổi giữa các nhà khoa học Việt Nam hay Châu Á Thái Bình Dương và các đồng nghiệp từ khắp nơi trên thế giới.
Việc xây dựng Trung tâm Quốc tế về Khoa học và Giáo dục Liên ngành (ICISE) tại thành phố Quy Nhơn (Miền trung Việt Nam) với mục tiêu đầy tham vọng tập trung vào sự phát triển của khoa học và giáo dục, giúp đỡ các sinh viên và nhà khoa học châu Á gặp gỡ với cộng đồng khoa học quốc tế, mang lại cơ hội tăng cường kiến thức từ việc tham dự các bài giảng và chia sẻ ý tưởng với các đối tác cấp cao nước ngoài.
Hội nghị Gặp gỡ Việt Nam về gió sao với chủ đề "Thổi vào làn gió" với mục tiêu trở thành cầu nối giữa các nhà nghiên cứu đang làm việc trên lĩnh vực trong và ngoài các vì sao, sẽ được tổ chức từ ngày 7 đến ngày 13/8/2016. Để xây dựng chiếc cầu này, Hội nghị sẽ xem xét nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến gió sao: sự phong phú và sự tiến hóa cấu trúc sao, bụi sao, trao đổi khối lượng giữa các sao nhị phân, tác động của gió sao trong môi đĩa vật chất sao, chấn động hình cung (bow shock) và tinh vân hành tinh, sự mất khối lượng và phản hồi của nó đối với thiên hà và các cụm sao. Mùa hè 2016 là thời gian để xem xét những manh mối đến từ độ phân giải tuyệt vời của ALMA đối với các khu vực xung quanh sao, và cách mà kính thiên văn vô tuyến lớn FAST có thể có ứng dụng tốt cho các thành tựu tương lai.
Hầu hết các nhà thiên văn học Việt Nam làm việc trong lĩnh vực môi trường sao với các công cụ của thiên văn học vô tuyến, và ICISE tại Quy Nhơn (Việt Nam) là một nơi gặp gỡ hoàn hảo dành cho các nước Đông Nam Á và các nước phương tây. Với sự đa dạng của những người tham gia, sự chú trọng sẽ tập trung vào các bài giới thiệu và đánh giá, và phòng hội nghị sẽ được dành cho thảo luận giữa những người tham gia đến từ những chân trời khác nhau.
Hội nghị sẽ bao gồm các phiên toàn thể dành cho các bài thuyết trình chuyên sâu của khách mời (đánh giá và nói về các chủ đề đặc biệt cụ thể), và các bài báo đăng ký và được chọn lựa dựa trên bản tóm tắt đã nộp. Sự chú trọng đặc biệt được đặt ra cho sự tham gia nhiệt tình của các nhà nghiên cứu trẻ và nghiên cứu sau tiến sĩ.
Đăng ký
- Thời hạn nộp bản tóm tắt đến hết ngày 01/4/2016 tại website: http://vietnam.in2p3.fr/2016/wind/abstracts.php
- Thời hạn đăng ký đến hết ngày 17/7/2016 tại website: http://vietnam.in2p3.fr/2016/registration.php
Hội đồng khoa học
- Nick Cox (IRAP, Toulouse, France)
- Orsola De marco (Macquarie University, Sydney, Australia)
- Aruna Goswami (IIA, Bengaluru, India)
- Josef Hron (University of Vienna, Austria)
- Robert Izzard (Institute of Astronomy, Cambridge, UK)
- Amanda Karakas (ANU, Canberra, Australia)
- Pierre Lesaffre (Chair) (LERMA/ENS, Paris, France)
- Di Li (NAOC, Beijing, P.R. China)
- Xiaowei Liu (KIAA-Peking University, Beijing, P.R. China)
- Maria Lugaro (co-Chair) (Monash University, Clayton, Australia)
- Paola Marigo (University of Padova, Italy)
- Pham Thi Tuyet Nhung (VAST, Hanoi, Vietnam)
- Philippe Stee (Obs. de la Côte d'Azur, Nice, France)
- Chris Tout (Institute of Astronomy, Cambridge, UK)
- Dinh Van Trung (VAST, Hanoi, Vietnam)
- Jacco Van Loon (Keele University, Staffordshire, UK)
- Eva Villaver (UAM, Madrid, Spain)
Liên hệ
Đối với các câu hỏi liên quan đến chương trình khoa học:
Pierre Lesaffre -
Đối với các liên hệ hành chính:
Aimie Fong
Secretary of the Rencontres du Vietnam
BP 33
F-91192
Gif sur Yvette
France
Tel : 33 (0)1 69 28 51 35
Chương trình dự kiến
Chương trình khoa học của hội nghị vẫn đang tiếp tục được cập nhật. Xin vui lòng truy cập website thường xuyên để có thêm thông tin. Các bài thuyết trình đăng ký xin vui lòng gửi bản tóm tắt lên website và sẽ được lựa chọn bởi hội đồng khoa học. (Website: http://vietnam.in2p3.fr/2016/wind/program.php)
1. Winds mechanisms, physical processes
1a. Wind models
- Jorick Vink (Armagh University)
1b. Wind observations
- Sofia Ramstedt (Uppsala University)
2. From the stellar cores to the winds roots
2a. Asteroseismology
- Tim Bedding (University of Sydney)
2b. Jets, outflows and disc winds
- Sylvie Cabrit (Observatoire de Paris)
3. Winds and circumstellar envelopes
3a. Circumstellar envelopes
- Leen Decin (KU Leuven)
4. Winds interaction with the ISM
4a. Bow shocks
- Allard-Jan Van Marle (KU Leuven) / Nick Cox (KU Leuven)
4b. Planetary nebulae
- Yong Zhang (University of Hong Kong)
5. Dust and winds: when, where, how much and what is it made of?
5a. Dust formation
- (TBA)
5b. Meteoritic stardust
- Frank Gyngard (Laboratory for Space Sciences, St. Louis)
6. Stellar evolution and winds
- KyungWon Suh (Chungbuk National University)
7. Duplicity and winds
- Shazrene Mohamed (SAAO, Cape Town)
8. Winds feed back to the large scales
8a. Wind feed back on stellar systems
- Maurizio Salaris (Liverpool John Moores University)
8b. Wind blown bubbles in the galaxy
- Bram Ochsendorf (John Hopkins University)
9. Current and future instruments for winds
9a. Interferometers
- ALMA/NOEMA/VLTI
9b. Large telescopes
- FAST/JWST/ELT/SKA
Thông tin chi tiết xin vui lòng xem tại: http://vietnam.in2p3.fr/2016/wind/index.html
Nguồn: RENCONTRES DU VIETNAM