Từ năm 1993, tổ chức Gặp gỡ Việt Nam (Rencontres du Vietnam), là đối tác chính thức của UNESCO, đã tổ chức các hội nghị và lớp học khoa học quốc tế nhằm thúc đẩy giao lưu giữa các nhà khoa học Việt Nam, Châu Á - Thái Bình Dương và các đồng nghiệp khắp nơi trên thế giới.
Việc xây dựng Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành tại thành phố Quy Nhơn (Miền Trung Việt Nam) với mục tiêu đầy tham vọng trong việc tập trung phát triển khoa học và giáo dục, giúp đỡ các sinh viên trẻ và các nhà khoa học châu Á gặp gỡ cộng đồng khoa học quốc tế, mang lại cơ hội thúc đẩy kiến thức từ việc tham dự các bài giảng và chia sẻ ý tưởng với các đối tác câp cao ở nước ngoài.
Chương trình Khoa học Ngoại hành tinh của Gặp gỡ Việt Nam sẽ tập trung vào các nghiên cứu mới nhất về ngoại hành tinh. Hội nghị sẽ bao gồm các phiên toàn thể dành cho các bài thuyết trình xuất sắc được mời đến (các bài đánh giá và các bài nói về các chủ đề chuyên ngành cụ thể), và các bài báo đã đăng, dưới dạng bài nói ngắn. Chương trình hội nghị sẽ cân bằng giữa các bài đánh giá, bài nói từ các chuyên gia đã được công nhận, và các đóng góp ngắn, đặc biệt nhấn mạnh dành cho sự tham gia tích cực của các nhà nghiên cứu trẻ và nghiên cứu sau tiến sĩ. Các hoạt động song song đang được lên kế hoạch, và sẽ tổ chức nếu có nhu cầu.
Hội nghị dự kiến được tổ chức từ ngày 20 đến 26 tháng 4 năm 2014 tại ICISE, Quy Nhơn.
Đây sẽ là hội nghị lần thứ 10 trong loạt các hội nghị chuyên đề đa ngành quốc tế, được tổ chức bởi GS. Jean Trân Thanh Vân và các hoạt động đã tổ chức trước đây bao gồm các chủ đề về vật lý, thiên văn học và sinh học. Tất cả các phiên hội nghị đều được tổ chức tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành vừa được xây dựng, và tại Đại học Quy Nhơn, Việt Nam. Các bữa ăn được tổ chức tại trung tâm cho tất cả người tham gia, nhằm tạo sự tương tác giữa các nhà khoa học mọi cấp độ. Danh sách tham gia được giới hạn khoảng 150 người.
Website chính thức của hội nghị: http://vietnam.in2p3.fr
Hội nghị sẽ ghép nối xung quanh các kết quả và tác động của chúng đối với khoa học ngoại hành tinh, chủ yếu từ các dự án quan sát mới được ủy thác, hoặc đang lên kế hoạch - nội dung chủ đạo của hội nghị sẽ là những xu hướng nghiên cứu trong thập kỷ tới.
Chương trình khoa học chi tiết đang được xây dựng. Mọi thông tin chi tiết có thể liên hệ Ludwik Celnikier, tại địa chỉ email:
Vatlythienvan sẽ cập nhật thông tin thường xuyên, và các thông tin mới sẽ sẽ được đăng. Độc giả vui lòng theo dõi website thường xuyên.
Các nội dung chính của chương trình (Không đầy đủ)
- Các dự án không gian:
- Hậu COROT/KEPLER/Spitzer
- GAIA
- TESS
- CHEOPS
- PLATO hoặc ECHO
- Các dự án mặt đất:
- EPICS
- ESPRESSO
- SPHERE
- GPI
- HARPS-N,
- IR Spectroscopy
- New instruments for transit observations
- MEARTH
Hội đồng khoa học
Ludwik Celnikier Meudon Observatory, France |
Jacques Dumarchez LPNHE, Paris, France |
Shigaru Ida Ecole Polytechnique, Tokyo, Japan |
Lisa Kaltenegger MPIA, Heidelberg, Germany |
Jacques Laskar Paris Observatory, France |
Doug Lin Lick Observatory, USA |
Michel Mayor Geneva Observatory, Switzerland |
Stephane Mazevet Meudon Observatory, France |
Francesco Pepe Geneva Observatory, Switzerland |
George Ricker MIT, USA |
Daniel Rouan Meudon Observatory, France |
Jean Trân Thanh Vân LPT, Orsay, France |
Thông tin liên hệ
Các câu hỏi về chương trình khoa học xin vui lòng gửi về:
Ludwik Celnikier
Các thông tin liên lạc hành chính
Hady Schenten
Secretary of the Rencontres du Vietnam
BP 33
F-91192
Gif sur Yvette
France
Tel : 33 (0)1 69 28 51 35
Nguồn: http://vietnam.in2p3.fr