Hãy cùng Vật lý Thiên văn chia sẻ những khoảnh khắc ấn tượng nhất về sự kiện này bằng cách gửi tin, ảnh về địa chỉ:
Các nội dung các bạn có thể cung cấp như sau:
- Công tác chuẩn bị của các CLB/cá nhân đối với trận mưa sao băng lớn nhất năm này.
- Danh sách các CLB tổ chức, địa điểm tổ chức, số lượng, dụng cụ quan sát...
- Thời tiết tại địa điểm quan sát
- Tổng số sao băng đã nhìn thấy tính đến thời điểm hiện tại
- Các hoạt động vui chơi, ăn uống do CLB tổ chức
- Các sự kiện, hoạt động đang diễn ra xung quanh chương trình
và kèm theo tên cùng với nơi đang quan sát mưa sao băng.
Ban quản trị VLTV sẽ cập nhật liên tục thông tin. Để xem tin mới, vui lòng nhấn F5 hoặc tải lại trang này.
[Đêm 12 - Rạng sáng 13.08.2014] |
Số sao băng đã ghi nhận được: 15
07:00 - DAC kết thúc đêm quan sát mưa sao băng ở khu du lịch Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng.
Thành viên DAC quan sát mưa sao băng ở Tiên Sa. Ảnh: DAC.
06:30 - Hien Phan từ Paris: "Paris chỉ có mây, chẳng có sao. :(".
Bầu trời Paris từ một khe hở giữa các tòa nhà. Ảnh: Hien Phan.
05:45 - Bạn Lê Uyên Thảo ở Đà Nẵng cho biết DAC đã kết thúc quan sát mưa sao băng và bắt đầu ngắm bình minh.
Ngắm bình minh. Ảnh: Lê Uyên Thảo.
05:00 - Bạn Nhân Lê (QAAC) ở Quảng Ngãi: "Kết thúc buổi săn sao băng, thành quả là 12 vệt sao băng và 1 bức ảnh ko chê vào đâu được, trong ấy em luyến tiết nhất vệt thứ 8, chắc nó là vệt sao băng đẹp nhất mà em từng được chiêm ngưỡng, hi vọng trong tương lai sẽ được chứng kiến nhiều hiện tượng thiên văn kì thú hơn nữa".
Niềm đam mê bất tận. Trong ảnh: Nhân Lê (QAAC) cùng kính thiên văn của mình.
04:40 - Bạn Băng Giá ở Bình Lục - Hà Nam chia sẻ với Tớ Yêu Thiên Văn học: "Mình thấy nhiều bạn sống ở khu vực không bị mây cản trở có phàn nàn rằng không thấy được 1 vệt sao băng nào. Mình nghĩ là do các bạn không để ý kỹ thôi. Nói là mưa sao băng nhưng đâu phải sao băng rơi như mưa đâu, tần suất chỉ khoảng 60 sao băng 1 giờ thôi, nghĩa là tính trung bình thì 1 phút mới có 1 sao băng rơi nhé, ngắm mưa sao băng thì phải kiên nhẫn ngang câu cá đấy, đòi hỏi chúng ta luôn luôn để mắt tới vùng trời có sao băng, tốt nhất các bạn nên ngắm sao băng ở tư thế nằm, như vậy mắt chúng ta luôn nhìn lên trời, đỡ bị mỏi cổ. Mình ngắm mưa sao băng anh tiên 3 năm ngon lành rồi, đêm 12-8 năm nào mình chả bắt được hơn 20 vệt cả lớn lẫn nhỏ. Có điều năm nay thì không. Những bạn nói không thấy sao băng nên kiểm tra cách quan sát của mình, chắc là do các bạn không chú ý vào vùng trời có sao băng, còn nhìn đi chỗ khác thôi. Nếu không đủ kiên nhẫn trong 1 phút để xem mưa sao băng thì hãy kiên nhẫn trong hơn 20 năm nữa, bão sao băng sư tử sẽ trở lại. Lúc đó ngắm thoải mái, sao băng rơi rào rào. Tóm lại, mình chỉ muốn nói, ngắm mưa sao băng phải kiên nhẫn 1 chút, đừng ai vội kết luận thông tin về mưa sao băng là tin vịt, vậy thôi".
04:35 - Bạn Kin Ngố ở Đà Nẵng: "Thất vọng "mưa sao băng lớn nhất năm"!".
04:30 - Bạn Đạt Vũ ở Biên Hòa: "2 vệt rồi! Hạnh phúc quá @@ !!! Quan sát nhiều vào hướng Đông ấy!".
04:20 - Bạn Jerry Trần ở Huế chia sẻ: "3h ra xem, thấy đã có một vệt sáng mờ, ngồi đợi tíêp thì thấy khá nhiều vệt sáng gần mặt trăng nhưng ko biết có phải sao băng hay ko nữa".
03:25 - Bạn Nhân Lê (QAAC) ở Quảng Ngãi: "12 vệt rồi, và chắc chắn sao băng đã nằm trong máy ảnh của em!".
Một vệt sao băng Perseids. Ảnh: Nhân Lê (QAAC)
03:15 - Bạn Iris Phan ở Daklak: "tớ được 8 vệt".
03:10 - Bạn Nguyễn Ngọc Vũ Giao cho biết: "Bảo Lộc, Lâm Đồng: trời quang, mây tạnh, trăng rõ sáng, chưa có vệt nào!"
03:05 - Bạn Ann Kẹo ở Tp. Hồ Chí Minh: "Nãy em vừa quay ra thì thấy 1 vệt sáng , chưa kịp ước gì cả".
02:55 - Bạn Devic Lâm Thiên Nhân ở Đồng Nai: "Thêm 1 vệt nữa ở phía Đông".
02:55 - Bạn Nhân Lê (QAAC) ở Quảng Ngãi: "Tại sao hả ông trời, ông cho tôi thấy 11 vệt rồi mà sao ko cho tôi chụp được 1 bức ảnh là sao?".
02:50 - Bạn Nhân Lê (QAAC) ở Quảng Ngãi: "10 vệt rồi ko biết tới sáng thì mình thấy được tổng cộng bao nhiêu sao băng nhỉ?".
02:45 - Bạn Nhân Lê (QAAC): "9 vệt rồi, vui quá đi, trong khi ai nấy ngủ cả thì mình nhảy như điên dưới ánh trăng!".
05:40 - Bạn Nhân Lê (QAAC): "vệt thứ 8, sao băng đẹp nhất mình từng thấy, đuôi siêu dài !!!!!!!!!!!!!".
02:20 - Bạn Devic Lâm Thiên Nhân ở Đồng Nai: "Hồi nãy vệt dọc, giờ vệt ngang, đỏ đỏ".
02:15 - Bạn Candy Phạm ở Kontum: "Mình mới thấy 1 cái". Bạn Devic Lâm Thiên Nhân ở Đồng Nai: "Trời ơi em thấy sao băng rồi, mừng qtqđ, 1 vệt làm cái vèo mất tiêu, chưa kịp ước mộng gì hết".
01:45 - Bạn Nhân Lê (QAAC) ở Quảng Ngãi thông báo là nhìn thấy thêm 1 vệt sao băng nữa ở ngay trên đỉnh đầu.
01:40 - Hien Phan từ Paris chia sẻ: "Lúc này Paris đang là 9 giờ kém 20 tối, tuy nhiên Mặt Trời vẫn chưa lặn nên chưa thể quan sát mưa sao băng được".
Hoàng hôn ở Paris. Ảnh: Hien Phan (Paris)
01:30 - Bạn Nhân Lê (QAAC) ở Quảng Ngãi thông báo là nhìn thấy thêm 1 vệt sao băng nữa ở ngay trên đỉnh đầu: "Tuyệt vời ông mặt trời! Hy vọng tối nay em sẽ chụp được 1 bức".
01:15 - Bạn Bui Cat ở Quy Nhơn cho biết: "Đã nhìn thấy được tổng cộng 5 vệt sao băng".
Địa điểm ngắm mưa sao băng lý tưởng. Ảnh: Bui Cat (Quy Nhơn)
01:15 - Bạn Nhân Lê (QAAC) ở Quảng Ngãi thông báo là nhìn thấy thêm 1 vệt sao băng nữa ở hướng Tây. Bạn Phạm Thanh Tuấn (Quy Nhơn) chia sẻ với Hội những người yêu thích thiên văn và vũ trụ học: "em vừa thấy 1 vệt, hình như lúc 1h18 thì phải".
01:10 - Bạn Nhân Lê (QAAC) ở Quảng Ngãi thông báo là nhìn thấy thêm 1 vệt sao băng nữa ở ngay trên đỉnh đầu. Tần suất xuất hiện sao băng đang tăng dần.
01:00 - Bạn Thu Hiền chia sẻ với Tớ Yêu Thiên Văn Học là đã nhìn thấy 1 sao băng. Bạn Lê Uyên Thảo ở Đà Nẵng chia sẻ: "Thấy sao băng vẫn á lên, không kịp ước. Có bạn gửi điều ước nữa".
00:15 - Bạn Nhân Lê (QAAC) cho biết "vừa nhìn thấy vệt thứ 2 ở hướng Tây. Tiếc là không thể chụp ảnh được".
23:40 - Bạn Lê Uyên Thảo chia sẻ với Thiên văn Đà Nẵng - DAC: "Trăng thanh gió mát, hy vọng thấy sao băng bay vèo vèo".
CLB Thiên văn học Đà Nẵng ở khu du lịch Tiên Sa. Ảnh: Lê Uyên Thảo.
23:35 - Lúc này ở Đà Nẵng, CLB Thiên văn học Đà Nẵng đã đem "hàng" ra chuẩn bị chương trình quan sát. Bạn Lê Uyên Thảo chia sẻ ảnh từ khu du lịch Tiên Sa.
Kinh thiên văn D114 của CLB Thiên văn học Đà Nẵng (DAC). Ảnh: Lê Uyên Thảo.
23:30 - Bạn Quốc Trạng ở Cần thơ chia sẻ: "Cần Thơ trời quang".
23:25 - Bạn Ngọc Tiến ở Hà Nội chia sẻ với Tớ Yêu Thiên Văn Học: "Chúc mấy bạn ở miền Trung và miền Nam ngắm sao vui vẻ... Tớ đi ngủ đây. Nhọ".
23:00 - Có nhiều bạn đang thức dậy và chuẩn bị chương trình đón mưa sao băng. Bạn Trang Trần ở Long An chia sẻ: "Long An trời quang mây tạnh".
22:00 - Bạn Chân Trời Sự Kiện chia sẻ: "Miền bắc đã có đủ độ tối cần thiết để ngắm mưa sao băng cơ mà không đủ độ trong để nhìn được sao băng có khi chúng ta phải đợi mấy hôm nữa... Anh em bên Tớ Yêu Thiên Văn Học đang bực ông Long Vương lắm".
21:55 - Bạn Hoàng Hồng chia sẻ với Hội những người yêu thích thiên văn và vũ trụ học: "Wow Hôm nay ở tp.HCM nhìn trăng rất rất là đẹp. Khả năng xuất hiện sao băng là rất rất lớn. Mong tới 2 giờ sáng để được ngắm sao băng quá đi".
21:45 - Tại Đà Nẵng, bạn Minh Pham Xuan cho hay, CLB Thiên văn học Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục đón khách vào khu du lịch Tiên Sa để quan sát mưa sao băng. Hiện tại số lượng tham gia đã 40 người.
21:40 - Bạn Nhân Lê (QAAC) từ Quảng Ngãi cho hay đã thấy một vệt sao băng thật dài đầu tiên!
21:35 - Bạn Anh Ngô chia sẻ với Hội những người yêu thích thiên văn và vũ trụ học: "Thất vọng! Nghệ An không xem được mưa sao băng!".
21:30 - Văn Tuấn (QAAC) từ Đà Nẵng chia sẻ: "Vẫn chưa thấy gì..."
Mặt Trăng đang lên cao. Ảnh: Văn Tuấn (QAAC)
21:20 - Hiện tại thì CLB Thiên văn Đà Nẵng (DAC) đang tổ chức quan sát mưa sao băng Perseids ở khu du lịch Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng. Do chưa vào chương trình chính nên vẫn chưa có thông tin gì lọt ra ngoài.
21:10 - Bạn Nhân Lê chia sẻ với QAAC - Câu lạc bộ Thiên văn Nghiệp dư Quảng Ngãi: "Lần đầu tiên mình ghét trăng".
Trăng sáng gây khó khăn cho việc quan sát mưa sao băng Perseids 2014. Ảnh: Nhân Lê (QAAC)
Ngồi 1 mình cùng cái kính như thèn tự kỉ. Ảnh: Nhân Lê (QAAC)
21:05 - Bạn Mukkus Nguyen chia sẻ với Hội những người yêu thích thiên văn và vũ trụ học: "Miền Bắc, thay vì chúng ta ngắm sao băng thì chúng ta ngắm chớp và sét. Chia buồn cùng anh chị em".
21:00 - Ở Miền Bắc nhiều bạn đang có dấu hiệu nản chí, muốn bỏ cuộc do trời mây và mưa. Tuy nhiên vẫn có nhiều người rất quyết tâm. Bạn Băng Giá chia sẻ với Tớ Yêu Thiên Văn Học: "Nói gì thì nói. Kệ thằng long vương lộng hành. Đêm nay mình vẫn cài báo thức 2 giờ. Biết đâu lúc đó mưa tạnh mây tan rồi thì sao. Mà lúc mưa xong thì trời trong vô đối. Có ai đồng ý không?".
20:50 - Bạn Quốc Trạng: "Cần Thơ trời trong xanh, muahahahaaaaa , để mình canh chụp lại cho các bạn miền Bắc xem".
20:45 - Bạn Sayuri Mio (tp. Hồ Chí Minh) chia sẻ với QAAC - Quảng Ngãi: "Mây nhiều và chụp bằng điện thoại nên chẳng đến đâu hết nhưng cất công trườn ra sắp rớt khỏi ban công nên em cũng bon chen đăng hình cho có không khí".
Sau vòm lá. Ảnh: Sayuri Mio (QAAC)
20:30 - Bạn Diệp Chính Thần chia sẻ: "Bình Phước không mây không mưa".
20:20 - Bạn Phương Linh Bùi ở Tp. Hồ Chí Minh cho biết: "Trăng sáng quá đến nỗi chẳng thấy một ngôi sao nào trên trời".
20:10 - Bạn Văn Tuấn từ QAAC chia sẻ: "Bản đồ mây theo thời gian thực! Miền Bắc trắng xóa!"
20:00 - Trăng lên. Đây sẽ là trở ngại cho việc quan sát mưa sao băng. Bạn Văn Tuấn ở QAAC chia sẻ ảnh chụp cảnh trăng vừa mọc: "Và kẻ phá bĩnh đêm nay đã xuất hiện..."
Trăng bắt đầu mọc trên bầu trời Đà Nẵng.
19:55 - Bạn Huỳnh Minh Thiện cho biết "miền nam hôm nay không có một gợn mây nào"
19:50 - Bạn Văn Tuấn (QAAC): "Đang phục sao băng, chưa thấy gì nên chỉa xuống Đà Nẵng tia."
Vòng quay Mặt Trời ở thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Văn Tuấn
19:45 - Bạn Sứa Sứaa (HAC): "Ở Huế trời quang, nhưng trăng sáng quá nên ảnh hưởng nhiều"
19:40 - Bạn Shi Assaholic: "hôm nay toàn miền bắc mưa nên đừng hi vọng".
19:30 - Bạn Đào Duy Khương: "Phú yên không mây nhưng chưa thấy sao băng"
19:15 - Bạn Cao Thị Lý ở Thanh Hóa cho biết: "Thanh Hóa cũng ko xem được rồi... tiếc quá đêm hôm qua thì thời tiết đẹp nhưng lại nói thôi để đêm nay xem cho đã... ai ngờ...". Bạn Nguyễn Tiến Dũng: "Hà Nam trời âm u". Bạn Hà Bích Thủy than thở: "thế là xong ở Phú Thọ mưa rồi. Tối qua bầu trời cũng u ám mong chờ tối nay đẹp trời để được ngắm sao băng nhưng giờ mưa mất rồi."
19:00 - Bạn Họ Phạm Tên Toản: "Hải Phòng hôm nay có thể ngắm MƯA-SAO BĂNG thì không ngắm được". Bạn Hoàng Anh: "thời tiết Thái Nguyên rất xấu, âm u, mây nhiều, không biết đêm hóng nổi sao băng không..."
Đêm qua, trên thế giới đã có nhiều người chụp được ảnh sao băng. Cùng chiêm ngưỡng những khoảnh khắc sao băng kỳ diệu nào:
Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia Roger Gonzales chụp phơi sáng lâu tại Huntington Lake, Sierra Nevada. Credit: Telegraph
>> Xem thêm ảnh mưa sao băng Perseids trên khắp thế giới tại đây.
[Đêm 11 - Rạng sáng 12.08.2014] |
Kết thúc đêm 11 - rạng sáng 12/8/2014: Cao nhất có người nhìn thấy được khoảng 10 - 15 sao băng. Có người nhìn thấy cả Fireball. Đa số than thở do trời nhiều mây và trăng quá sáng.
06:50 - Bạn Nhân Lê từ QAAC cho biết trăng sáng quá nên không nhìn thấy được sao băng.
06:10 - Bạn Bí Ngô ở Tp. Hồ Chí Minh: "Hồi tối cứ tưởng là... bay theo sao băng luôn rồi, cơ mà tới cuối cùng cũng hứng được hơn 10 vệt" (Tớ Yêu Thiên Văn Học)
05:50 - Bạn Tiểu Ma Nữ ở Hải Phòng: "mình thấy mỗi 2 vệt" (Hội những người yêu thích thiên văn và vũ trụ học)
05:40 - Bạn Băng Giá ở Bình Lục - Hà Nam tổng kết: "Bắn được có hơn 10 vệt." Trong khi bạn Cold Love cho biết không quan sát được vệt nào. Bạn Gió Mặt Trời chia sẻ: "Số mình vẫn còn đẹp. Đêm qua thức trắng tia được tầm 15-18 vệt trong đó có 1 vệt sáng nhất vào 2h" (Tớ Yêu Thiên Văn Học)
04:00 - Bạn Phuc Minh Nguyen Le ở Vũng Tàu chia sẻ: "Mây ko nhiều nhưng trăng sáng quá" (Hội những người yêu thích thiên văn và vũ trụ học)
03:30 - Bạn Shi Assaholic ở Hải Phòng: "vừa thấy fireball ở hướng đông. đuôi ngắn nhưng rất sáng" (Tớ Yêu Thiên Văn Học)
02:40 - BanGió Mặt Trời ở Hà nội: "trăng sáng quá ko cả thấy sao băng. Ngồi từ 0h đến h ms thấy vài vệt lác đác ở chân trời." (Tớ Yêu Thiên Văn Học)
02:15 - Bạn Huy Hoang ở Uông Bí: "Tuy là trăng sáng nhưng vừa ra xem đã thấy một vệt rồi" (Hội những người yêu thích thiên văn và vũ trụ học)
02:00 - Hien Phan từ Paris: "Paris đang 9 giờ tối, mặt trời vẫn chưa lặn, trời vừa mới tạnh mưa, rất nhiều mây" (Thiên văn Đà Nẵng - DAC)
Hoàng hôn ở Paris. Nếu nhìn kỹ có thể nhận ra chóp của tháp Eiffel trên nóc 1 tòa nhà phía đằng sau cần cẩu. Ảnh: Hien Phan
01:30 - Một số nơi đã nhìn thấy sao băng. Thành viên Vladimir Eugene Tsiolkovsky đến từ Hội những người yêu thích thiên văn và vũ trụ học thông báo "đã thấy 1 vạch". Trong khi bạn Bạch Lưu Sương cũng ở Group này thông báo là "nửa tiếng trước thấy nhiều lắm, đếm không hết", bạn này cho biết thêm: "Thái Bình trời quang, ít mây, dễ quan sát". (Hội những người yêu thích thiên văn và vũ trụ học)
01:00 - Bạn Trần Ngọc Thiện (QNAC - Quảng Nam) cho biết "đang ở giữa đường, ko một bóng người, bóng xe. Thời tiết: trăng mờ, mây hơi nhiều, ít sao. Hình như đã nhìn thấy 1 vệt."
22:45 - Bạn Click Here ở An Giang: Chuẩn bị đủ đồ nghề như kính thiên văn, ống nhòm để quan sát Siêu Trăng và mưa sao băng.
Hãy ngắm bầu trời từ sân sau nhà bạn! Ảnh: Click Here.
22:20 - Bạn Quang Nguyễn Đình ở Nghệ An: "Nghệ An mây nhiều. Dự là không có gì để xem!". Bạn Lê Minh Hiếu cho biết Nghệ An đã 2 đêm nay nhiều mây. Bạn Vui Rebel cho biết ở Thái Bình cũng đồng cảnh ngộ. (Hội những người yêu thích thiên văn và vũ trụ học)
- Hôm qua, Hội thiên văn Hà Nội (HAS) đã tổ chức quan sát Perseids 2014, tuy nhiên gặp trời mây (suýt mưa) nên việc quan sát không thành công.
[Đêm 11 - Rạng sáng 12.08.2014] |
Mưa sao băng Perseids 2013 tại bãi biển khu du lịch Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Khan G Nguyen.