Suất phản chiếu (albedo) của hệ thống khí quyển Trái Đất, tức là phản xạ trung bình của Trái Đất đối với ánh sáng Mặt Trời, là một biến quan trọng của khí hậu. Dấu hiệu của thực vật trên cạn có sự khác biệt rõ ràng trong quang phổ của nó, là chủ đề của nhiều nghiên cứu trong những năm qua về các đối tượng ngoại hành tinh. Thực sự là việc khám phá hoạt động quang hợp, ở quy mô toàn cầu, ở trên bề mặt của một trong số 1000 ngoại hành tinh đã được liệt kê cho đến nay có thể cung cấp bằng chứng về sự tồn tại của sự sống ngoài trái đất. 

Quang phổ và suất phản chiếu toàn cầu của Trái Đất đã được thực nghiệm đo đạc trong khuôn khổ của thí nghiệm LUCAS (Lumière Cendrée en Antarctique par Spectroscopie). Thí nghiệm này đồng thời cũng có thể mô phỏng Trái Đất hiện tại, hoặc ở các thời kỳ địa chất khác, bằng cách kết hợp các dữ liệu cổ từ (paleomagnetic) với mô hình lưu thông chung (một dạng của mô hình khí hậu), mô hình động của thực vật, và mô hình truyền bức xạ.

Vật lý Thiên văn - vatlythienvan.com

Người thuyết trình

Stéphane Jacquemoud
Full Professor
Đại học Paris Diderot (UPD), Viện Vật lý địa cầu Paris (IPGP)
theo lời mời của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

>> Xem hồ sơ của GS. Stephane Jacquemoud

Thời gian

14:00-15:00
Thứ tư
Ngày 23 tháng 4 năm 2014

Địa điểm

Phòng hội thảo
Phòng 204, tòa nhà 1H, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
 Tất cả những ai quan tâm đều có thể tham dự!