Giáo sư George F. Smoot – Nhà khoa học đạt giải Nobel Vật lý năm 2006 sẽ có buổi nói chuyện về chủ đề LẬP BẢN ĐỒ VŨ TRỤ VÀ LỊCH SỬ CỦA NÓ tại ĐH Quốc Tế TPHCM vào ngày 20/8/2015.
GS George Fitzgerald Smoot (sinh ngày 20-2-1945) là nhà thiên văn vật lý, nhà vũ trụ học người Mỹ. Ông đoạt giải Nobel vật lý năm 2006 cùng với nhà vật lý John C. Mather trong lĩnh vực nghiên cứu bức xạ nền vũ trụ, dẫn đến sự khám phá bức xạ nền có tính chất của vật đen và bất đẳng hướng.
Công trình nghiên cứu đoạt giải Nobel của GS George Smoot đã hỗ trợ thuyết “Vụ nổ lớn” (Big Bang) thông qua việc sử dụng vệ tinh COBE để nghiên cứu bức xạ nền vũ trụ. Hiện tại, ông đang là giảng viên môn vật lý tại Đại học California, Berkeley, nhà khoa học cao cấp tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley. Ông cũng là giáo sư vật lý tại Đại học Paris Diderot, Pháp từ năm 2010. Ngoài giải Nobel năm 2006, GS George Smoot còn được trao tặng Huân chương Einstein năm 2003 và Huân chương Oersted năm 2009.
Ảnh: GS. George F. Smoot và giải Nobel.
LẬP BẢN ĐỒ VŨ TRỤ VÀ LỊCH SỬ CỦA NÓ
Sử dụng những kỹ thuật và công cụ tiên tiến nhất, chúng tôi đã sàng lọc ánh sáng đến từ khắp nơi trong vũ trụ. Từ đó, chúng tôi tách và nghiên cứu Bức xạ nền vũ trụ, một tàn dư của vũ trụ sơ khai, để hiểu rõ các hiện tượng xoay quanh sự hình thành và tiến triển tiếp theo của vũ trụ.
Sự kiểm tra và nghiên cứu chính xác Bức xạ nền vũ trụ và các quan sát khác, cùng với sự phân tích cẩn trọng, thảo luận, và mô hình hóa đã cho phép chúng tôi xác định những gì đã xảy ra trong hàng tỉ năm với độ tin cậy và chính xác cao. Các khám phá này là đáng kinh ngạc. Việc lập bản đồ của cấu trúc lớn cho phép chúng tôi kiểm tra những khám phá này một cách chi tiết và lập bản đồ lịch sử của vũ trụ với các phương pháp khác nhau.
Trong khi các kết quả nghiên cứu đạt được cho tới nay là phù hợp, thì vũ trụ vẫn còn nhiều bí ẩn cần được giải đáp. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn có thể trình bày sự hình thành và lịch sử của vũ trụ và đưa ra những bằng chứng quan trọng, một trong số đó đến từ thuở sơ khai như ánh sáng nền vũ trụ, để cung cấp hình ảnh trực tiếp của vũ trụ thuở phôi thai.
Buổi nói chuyện này sẽ tổng kết thực trạng của quan sát vũ trụ dựa trên các quan sát thực nghiệm và những vấn đề thách thức vẫn còn phải đối mặt.
Lịch trình
- 12h30: Xe đón khách xuất phát từ Hồ Con Rùa
- 14h00 – 16h00: Buổi giao lưu với Giáo sư George Smoot tại Nhà Điều hành ĐHQG TP.HCM
- 16h00 – 17h00: Tham quan trường ĐH Quốc tế
- 17h00: Tập trung ra xe về lại Hồ Con Rùa
BTC sẽ tổ chức xe đưa đón các bạn đăng ký tham dự từ Hồ Con Rùa - ĐH Quốc Tế TPHCM. Người tham dự cần điền bản đăng kí theo link bên dưới để BTC tiện bề thu xếp việc di chuyển và chỗ ngồi.
Link đăng ký (Sẽ đóng vào 12/8): http://goo.gl/forms/LD2gSkl1RZ
Link sự kiện: https://www.facebook.com/events/858003840914380/
Nguồn: Vallet