Tín hiệu Vô Tuyến bí ẩn từ Cận Tinh không tới từ người ngoài hành tinh

Ảnh: Khung cảnh bầu trời rộng xung quanh hệ thống sao Alpha Centauri. Davide De Martin

Các nhà nghiên cứu cho biết bằng chứng tiềm năng về tín hiệu vô tuyến ngoài Trái Đất từ ngôi sao gần Trái Đất nhất Proxima Centauri hay Cận Tinh có thể chỉ là sự can thiệp từ công nghệ của con người.

Các tín hiệu bí ẩn lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2020 bởi dự án Breakthrough Listen - nhằm tìm kiếm bằng chứng về “hình dạng công nghệ” của người ngoài hành tinh - sóng vô tuyến và các bằng chứng tương tự về công nghệ ngoài Trái Đất. Ý tưởng này sử dụng một số kính thiên văn vô tuyến lớn nhất trên thế giới để thu thập dữ liệu trên các băng tần rộng của vô tuyến theo hướng của một loạt mục tiêu là các thiên thể.

Một trong những mục tiêu của Breakthrough Listen là Proxima Centauri - ngôi sao nằm cách Trái Đất chỉ hơn 4 năm ánh sáng, nó là một ngôi sao lùn đỏ với hai ngoại hành tinh đã được phát hiện.

Các nhà quan sát đã quét Cận Tinh trong dải tần từ 700MHZ đến 4GHZ với độ phân giải 3.81Hz, họ cũng lưu ý rằng điều này tương đương với việc điều chỉnh hơn 800 triệu kênh radio cùng một lúc với độ nhạy cao.

Sử dụng kính viễn vọng Parkes ở Úc, một trong những kính thiên văn lớn nhất ở Nam Bán Cầu, kể từ 2016 các nhà khoa học đã phát hiện hơn 4.1 triệu “lượt truy cập” hoặc giải tấn số có dấu hiệu của tín hiệu vô tuyến, nhưng qua phân tích thị phần lớn nó bắt nguồn từ phát thải công nghệ của con người trên Trái Đất.

Cụ thể các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các tín hiệu tới từ Cận Tinh thông qua hai yếu tố chính. Đầu tiên họ xem xét tín hiệu xem liệu nó có thay đổi tần số ổn định theo thời gian hay không, vì vậy những tín hiệu nằm ngoài yếu tố này bị từ chối và giảm số lượt phát hiện từ 4.1 triệu xuống còn khoảng 1 triệu lượt. Thứ hai, các nhà nghiên cứu xác định xem liệu các tín hiệu có xuất phát từ hướng của Cận Tinh hay không, để xác định được điều này, kính thiên văn sẽ hướng về phía của ngôi sao rồi lại hướng ra xa, lặp lại theo kiểu bật - tắt này vài lần.

Sau khi thông qua cả hai điều kiện trên, họ kiểm tra trực quan 5 160 ứng cử viên còn lại để loại bỏ những lỗi thường gặp, chẳng hạn như một tín hiệu mờ nhạt có thể nhìn thấy trong quan sát “tắt” nhưng không đủ mạnh để phần mềm phân tích dữ liệu tự động phát hiện.

Ảnh: Bão “Cận Tinh” bùng phát từ ngôi sao bằng mô phỏng thiết kế. NRAO/S.D'agnello

Nhà vật lý thiên văn Andrew Siemion tại Đại học California, Berkeley là người điều phối chính của dự án cho biết: “Tìm kiếm các tín hiệu công nghệ là một nỗ lực khoa học nghiêm túc và có chủ ý, đòi hỏi sự chính xác đến từng chi tiết và mức độ cẩn thận cao ”

Tín hiệu được quan tâm đến được gọi là BLC1, tồn tại trong hơn hai giờ quan sát và dường như chỉ xuất hiện từ Proxima Centauri. Nó là ứng cử viên sáng giá nhất mà các nhà khoa học đã có kể từ khi bắt đầu chương trình vào năm 2015 và họ đã trình bày chi tiết những phát hiện của họ trong hai nghiên cứu trực tuyến hôm 25 tháng 10 vừa rồi trên tạp chí Nature Astronomy.

Tuy nhiên, Sofia Sheikh, một nhà thiên văn vô tuyến tại Đại học California, Berkeley và đồng tác giả của cả hai nghiên cứu mới, đào sâu vào một tập dữ liệu lớn hơn về các quan sát được thực hiện vào những thời điểm khác, bà đã nhận thấy khoảng 60 tín hiệu có chung nhiều đặc điểm với BLC1, điều này cho thấy BLC1 không phải là một tín hiệu công nghệ “chính hãng”.

Cụ thể khi nói tới BLC1 cùng 60 người anh em của nó, các tín hiệu được đặt cách nhau ở các khoảng tần số đều đặn và những khoảng này dường như tương ứng với bội số tần số được sử dụng bởi các bộ giao động trong các thiết bị điện tử, điều này cho thấy những tín hiệu này tới từ công nghệ của con người, mặc dù họ không thể xác định được nguồn chính xác của chúng.

Sheikh nói thêm: “Tín hiệu này mặc dù nó được tạo ra bởi sự ảnh hưởng tới từ con người trên Trái Đất, nhưng nó vẫn thực sự giống với loại tín hiệu mà chúng ta mong đợi từ ngoài không gian”

Dự án sẽ tiếp tục theo dõi Cận Tin và tiếp tục tinh chỉnh các thuật toán của nó để cải thiện khả năng phân biệt tín hiệu thật và giả của chúng. Trong tương lai, các kính viễn vọng vô tuyến sắp tới như MeerKAT ở Nam Phi và Very Large Array (VLA) ở Tây Nam Hoa Kỳ sẽ đưa ra những phương pháp mới và mạnh mẽ để loại bỏ nhiễu và cải thiện độ nhạy và độ chính xác của kết quả trong tương lai

 

Tham khảo:

  1. Space.com: https://www.space.com/proxima-centauri-radio-signal-not-aliens-breakthrough-listen