Juno đã thực hiện thành công 36 vòng quỹ đạo bay ngang qua đầu tiên vào ngày 27 tháng 8 khi tàu vũ trụ ở khoảng 2,500 dặm (4,200 km) ngay phía trên những đám mây xoáy của Sao Mộc. Việc truyền tải 6 megabytes dữ liệu thu thập được về Trái Đất trong hành trình 6 giờ đi qua phía trước hành tinh này, từ phía trên cực bắc đến bên dưới cực nam, hoàn tất trong một ngày rưỡi. Trong khi phân tích dữ liệu đầu tiên thu thập được này, vài khám phá độc đáo đã được phát hiện một cách tình cờ.

"Cái nhìn thoáng qua đầu tiên về cực Bắc của Sao Mộc, nó có vẻ không giống như những gì chúng ta đã nhìn thấy hoặc tưởng tượng trước đây", Scott Bolton, nghiên cứu viên chính của tàu Juno từ Viện nghiên cứu phía Tây Nam ở San Antonio (Southwest Research Institute in San Antonio) cho biết. "Nó trông xanh hơn so với các phần khác của hành tinh này, và có rất nhiều bão. Không có dấu hiệu của các dải mây nằm ngang theo vĩ tuyến hay các khu vực và các vành đai mà chúng ta từng biết đến – bức ảnh này thật khó có thể nhận ra đây là Sao Mộc. Chúng ta đang nhìn thấy bóng phủ lên bề mặt hành tinh là từ những đám mây, qua đó có thể nhận định rằng những đám mây nằm trên cao hơn so với các phần khác."

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Tàu vũ trụ Juno của NASA chụp được hình ảnh này khi nó tiếp cận cực bắc của Sao Mộc, khoảng hai giờ trước khi đến gần nhất vào ngày 27 tháng 8, năm 2016. Ảnh: NASA / JPL-Caltech / SwRI / MSSS

Một trong những phát hiện đáng chú ý nhất từ những hình ảnh đầu tiên về cực bắc và cực nam của Sao Mộc là có thứ gì đó mà máy ảnh của Juno (JunoCam) đã không thấy được.

"Trong khi Sao Thổ có một hình lục giác ở cực bắc," Bolton nói. "thì không có thứ gì trên Sao Mộc tương tự với bất cứ nơi nào khác. Hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời của chúng ta thật sự độc nhất vô nhị. Chúng ta có hơn 36 lần bay ngang qua chỉ để nghiên cứu xem hành tinh này độc đáo như thế nào."

Cùng với những tấm hình chụp được từ JunoCamp trong suốt quá trình bay ngang qua, tất cả tám thiết bị khoa học khác của Juno đều được kích hoạt và thu thập dữ liệu. Thiết bị Lập bản đồ Cực quang Sao Mộc ở Bước sóng hồng ngoại (Jovian Infrared Auroral Mapper gọi tắt là JI-RAM), được cung cấp bởi Cơ quan Vũ trụ Ý (Italian Space Agency), đã đem lại một số hình ảnh đáng chú ý của Sao Mộc ở vùng cực bắc và cực nam ở bước sóng hồng ngoại.

"JIRAM đang xuống gần tới bề mặt của Sao Mộc, chụp cho chúng ta bức ảnh hồng ngoại cận cảnh đầu tiên của hành tinh này", theo Alberto Adriani, đồng nghiên cứu viên của JIRAM từ Istituto di Astrofisica e Planetologia Spaziali, Rome. "Những bức ảnh hồng ngoại đầu tiên của cực bắc và cực nam của Sao Mộc tiết lộ những vị trí ấm và nóng mà chúng ta chưa bao giờ thấy được trước đây. Và trong khi chúng ta đã đoán được rằng hình ảnh hồng ngoại đầu tiên của cực nam sao Mộc có thể lộ diện cực quang phía nam của hành tinh này, nhưng chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi được thực sự nhìn thấy nó. Bởi không một thiết bị nào cả từ Trái Đất và ngoài không gian, có khả năng quan sát được cực quang phía nam của Sao Mộc. Và giờ đây, với JIRAM, chúng ta có thể quan sát được nó hiện lên rất sáng và sắc nét. Mức độ chi tiết cao trong hình ảnh sẽ cho chúng ta biết thêm về các hình thái cực quang và động lực học của nó.”

Một trong số các bộ dữ liệu độc đáo hơn thu thập bởi Juno trong quỹ đạo đầu tiên quét quanh Sao Mộc là nhiệm vụ thí nghiệm sóng radio / thí nghiệm sóng Plasma, đã ghi lại sóng ma - bằng âm thanh phát ra từ phía trên của hành tinh. Sóng radio phát ra từ Jupiter đã được biết đến từ những năm 1950 nhưng chưa bao giờ được phân tích từ một vị trí thuận lợi gần như bây giờ.

"Jupiter đang tâm sự với chúng ta bằng ngôn ngữ mà những quả cầu khí khổng lồ mới hiểu”- Bill Kurth, đồng điều tra cho những thiết bị đo sóng đến từ Đại học Iowa, Iowa City. “Các sóng đã bắt được tín hiệu truyền đi của các hạt năng lượng cao tạo ra các cực quang khổng lồ bao vây cực bắc của sao Mộc. Chúng là những bức xạ tín hiệu mạnh nhất trong hệ mặt trời. Bây giờ chúng ta sẽ cố gắng tìm ra nguồn gốc tạo ra các hạt điện tử này."

Tàu vũ trụ Juno được phóng vào ngày 05 tháng tám, năm 2011, từ Cape Canaveral, Florida và đến Sao Mộc vào ngày 04 tháng 7, 2016. JPL quản lý sứ mệnh Juno cho điều tra viên chính, Scott Bolton, đến từViện Nghiên cứu Tây Nam ở San Antonio. Juno là một phần của chương trình New Frontiers của NASA, được quản lý tại Trung tâm Marshall Space Flight Center của NASA ở Huntsville, Alabama, NASA's Science Mission Directorate. Lockheed Martin Space Systems (Denver) xây dựng tàu vũ trụ. Viện Caltech ở Pasadena, California, quản lý JPL cho NASA.

Nguồn: JPL/NASA

Tham khảo

JPL/NASA: Jupiter's North Pole Unlike Anything Encountered in Solar System