Các nhà thiên văn học sử dụng Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã phát hiện một mặt trăng quay xung quanh Makemake, là đối tượng sáng thứ hai trong vành đai Kuiper Belt xa xôi bên ngoài Sao Hải Vương. (Sao Diêm Vương là đối tượng sáng nhất trong số các vật thể này).

Vệ tinh mới tìm thấy này - là vệ tinh đầu tiên được phát hiện của Makemake - có độ sáng yếu hơn đến 1300 lần so với hành tinh lùn này và được cho là có đường kính khoảng 160 km. Mặt trăng này được phát hiện cách khoảng 20900 km từ bề mặt của Makemake, trong khi đó hành tinh lùn này có đường kính khoảng 1400 km.

"Makemake thuộc lớp các vật thể hiếm giống Sao Diêm Vương, vì thế nên việc tìm thấy một bạn đồng hành của nó là rất quan trọng", theo lời của Alex Parker (Viện nghiên cứu Southwest - SwRI, Boulder, Colorado), đứng đầu nhóm phân tích hình ảnh các quan sát của Hubble, trong một phát biểu ngày 26/4/2016.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Bứng ảnh được chụp bởi Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA cho thấy mặt trăng đầu tiên được phát hiện xung quanh hành tinh lùn Makemake. Vệ tinh kích thước 160 km này hiếm khi được nhìn thấy ngay phía trên Makekmake, thường thì nó sẽ biến mất trong ánh sáng của hành tinh lùn.
Credit: NASA, ESA, A. Parker và M. Buie (SwRI)

Ví dụ, các quan sát sau này của mặt trăng - được đặt tên S/2015 (136472) 1, và biệt danh là MK 2 - sẽ cho phép các nhà thiên văn học tính toán được khối lượng riêng của Makemake, từ đó sẽ biết được hành tinh lùn này và Sao Diêm Vương có thành phần cấu tạo tương tự hay không.

"Phát hiện mới này mở ra một chương mới cho lĩnh vực hành tinh học so sánh ở vùng ngoài Hệ Mặt Trời", theo lời của trưởng nhóm nghiên cứu Marc Buie (SwRI).

Các quan sát bổ sung của Hubble sẽ cho thấy hình dạng quỹ đạo của MK 2 xung quanh Makemake. Nếu quỹ đạo của nó gần như là đường tròn, thì mawtjt răng này có thể được tạo thành bởi một vụ va chạm lớn từ xa xưa, tương tự với năm vệ tinh của hệ Sao Diêm Vương. Còn nếu quỹ đạo có hình Eliptical, mặt khác, sẽ gợi ý rằng MK 2 từng là một đối tượng tự do ở vành đai Kuiper Belt đã bị Makemake bắt giữ.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Đồ họa mô phỏng của hành tinh lùn Makemake và mặt trăng mới phát hiện của nó, được đặt biệt danh là MK 2.
Credit: NASA, ESA, và A. Parker (Southwest Research Institute)

Các hình ảnh khám phá của Hubble gợi ý rằng MK 2 có màu tối như than, điều có vẻ gây ngạc nhiên khi mà Makemake lại rất sáng. Một cách giải thích khả thi cho tính chất này là lực hấp dẫn của mặt trăng này quá yếu để giữ lại các lớp băng phản chiếu, thứ đã bị thăng hoa khỏi bề mặt MK 2 vào không gian.

Makemake có quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách trung bình là 45.7 đơn vị thiên văn (AU), và hoàn thành một vòng quanh ngôi sao sau mỗi 309 năm Trái Đất. (1 AU là khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, khoảng 150 triệu km). Hành tinh lùn này thậm chí còn ở xa hơn cả Sao Diêm Vương, là đối tượng ở khoảng cách trung bình 39.5 AU từ Mặt Trời và có quỹ đạo 248 năm Trái Đất.

Makemake là một trong năm đối tượng được công nhận chính thức là một hành tinh lùn bởi Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế (IAU). Các vật thể còn lại bao gồm các vật thể vành đai Kuiper Belt là Sao Diêm Vương, Eris và haumea, và một vật thể ở vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc có tên là Ceres.

Cho đến nay, Ceres là vật thể duy nhất trong số này không có mặt trăng.

Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế định nghĩa một hành tinh lùn là một đối tượng có quỹ đạo quanh Mặt Trời và có khối lượng đủ lớn để tạo thành hình dạng phỏng cầu bằng chính lực hấp dẫn của vật thể đó, nhưng vẫn chưa "dọn sạch vùng lân cận" chứa các vật chất quỹ đạo khác. (Sao Diêm Vương rơi vào cách phân loại này, theo IAU, đó là lý do mà Hệ Mặt Trời có chín hành tinh trước kia đã được phân loại lại từ năm 2006, đưa Sao Diêm Vương trở thành một hành tinh lùn).

MK 2 được phát hiện trong các quan sát của máy ảnh trường rộng số 3 của Hubble hồi tháng Tư năm 2015, sau một vài chiến dịch quan sát Makemake trước đó đã thất bại khi không phát hiện được vệ tinh nào.

Nguồn: NASA, Space