Với nguồn pin đã cạn kiệt và không đủ ánh sáng Mặt Trời để nạp lại năng lượng cho nó, Philae đã chuyển sang chế độ ngủ đông, có thể là sẽ nằm ngủ lâu dài. Ở chế độ này, tất cả các công cụ và hầu hết hệ thống sẽ bị tắt.
"Trong khi chìm vào giấc ngủ, tàu đổ bộ đã truyền tất cả dữ liệu khoa học thu thập được trong suốt trình tự khoa học đầu tiên," theo lời Stephan Ulamec đến từ Trung tâm hàng không vũ trụ Đức, giám đốc tàu đổ bộ, người sẽ trực tiếp có mặt tối nay ở Phòng Điều khiển Trung tâm tại Trung tâm Vận hành Không gian Châu Âu (ESOC).
"Cỗ máy này đã hoạt động tuyệt vời trong điều kiệt ngặt ngèo, và chúng ta hoàn toàn có thể tự hào về sự thành công nđáng kinh ngạc về mặt khoa học mà Philae mang lại."
Liên lạc bị mất lúc 00:36 UTC, không lâu trước thời điểm mất liên lạc theo lịch trình khi mà Rosetta di chuyển bên dưới đường chân trời.
Từ bây giờ, không có liên lạc nào có thể thực hiện ngoại trừ nếu ánh sáng Mặt Trời chiếu vào các tấm pin Mặt Trời và cung cấp đủ năng lượng để đánh thức nó dậy.
Khả năng này có thể xảy ra vào tối nay, khi những người điều khiển nhiệm vụ gửi lệnh để xoay thân chính của tàu đổ bộ để ánh sáng Mặt Trời có thể tiếp xúc nhiều hơn với các tấm pin Mặt Trời gắn trên nó.
Các chuyên gia điều khiển bay và giám đốc sứ mệnh Philae tại Phòng Điều khiển Trung tâm, ESOC, sau thời điểm mất liên lạc với Philae. Credit: Steven Young/Astronomy Now.
Suất truyền thông tiếp theo có thể thực hiện được bắt đầu vào lúc 10:00 UTC, ngày 15/11/2014. Tàu quỹ đạo sẽ lắng nghe tín hiệu, và sẽ tiếp tục làm như vậy khi quỹ đạo cho phép liên lạc trong tương lai.
Tuy vậy, khả năng sạc lại năng lượng từ các tấm pin Mặt Trời ở thời điểm hiện tại là rất thấp, và được cho là ít có khả năng liên lạc được với Philae sẽ diễn ra trong những ngày tới.
Sứ mệnh Rosetta thành công rực rỡ sẽ tiếp tục, khi mà tàu vũ trụ này bám theo sao chổi 67P/C-G trên đường tiến về phía Mặt Trời. Rosetta là tàu vũ trụ đầu tiên tiếp xúc và có quỹ đạo quanh một sao chổi, và đã gửi về những dữ liệu khoa học đáng kinh ngạc.
Dịch bởi Hien PHAN
Nguồn: ESA