Sao Kim chưa từng có đại dương?

Một nghiên cứu mới công bố rằng Sao Kim chưa từng tồn tại đại dương

Manchu/ CNRS.

Liệu có đại dương nào trên Sao Kim hay không?

Đây là một câu hỏi lớn, bởi sự tồn tại của những đại dương trên người anh em hàng xóm gần với Trái Đất nhất sẽ là gợi ý cho khả năng tồn tại sự sống. TRong khi các nhà khoa học tin rằng Sao Kim có khả năng tồn tại các đại dương trong quá khứ, thì một nghiên cứu mới đã phủ nhận hoàn toàn. Một nhóm các nhà khoa học đã công bố điều này vào hôm 13 tháng 10 năm 2021, rằng những mô hình máy tính cho thấy rằng Sao Kim đã thiếu những đại dương từ khởi nguyên.

Các nhà khoa học từ Đại học Geneva và Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp sử dụng một mô hình khí hậu nhà nước để đạt những kết luận. Họ chỉ ra rằng những điều kiện đó đúng với việc chưa từng có mưa rơi trên Sao Kim và xa hơn là đại dương.

Khởi nguyên của Hệ Mặt Trời, Mặt Trời mờ hơn khoảng 30% so với hiện tại, mặc dù số lượng bức xạ Mặt Trời nhỏ hơn chiếu vào bề mặt Sao Kim non trẻ, nhưng nghiên cứu mới đây cho rằng hành tinh này vẫn quá nóng để tạo ra các đại dương nước. Các đám mây có thể tạo ra sự khác biệt khi chúng đủ dày để chắn ánh nắng và giảm nhiệt độ, những đám mây có thể tạo ra một vùng đệm để cho phép nhiệt độ gần bề mặt Sao Kim giảm xuống.

Những nghiên cứu mới dựa trên mô phỏng máy tính, khiến viễn cảnh đó khó xảy ra. Nghiên cứu cho thấy những đám mây đã thực sự hình thành ở phía ban đêm của Sao Kim, hành tinh này quay rất chậm với độ dài của một ngày gần bằng một năm của nó. Theo nghiên cứu này thì các đám mây trên Sao Kim không làm mát bề mặt của nó , ngay cả khi các đám mây này bắt đầu giữ nhiệt gần bề mặt - tạo ra hiệu ứng nhà kính, ngày nay bề mặt Sao Kim đủ nóng để nấu chảy chì.

Theo các nhà nghiên cứu thì nhiệt độ bề mặt cao có nghĩa là nước chỉ ở trạng thái khí khi gần bề mặt hành tinh, do đó không có mưa và cũng chẳng có đại dương.

So sánh Sao Kim và Trái Đất

Các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu cả về bầu khí quyển của Sao Kim và thời kì đầu của Trái Đất. Họ đã mô phỏng khí hậu trên hành tinh của chúng ta và Sao Kim và thời kỳ đầu của quá trình tiến hóa, hơn 4 tỷ năm trước- khi bề mặt của các hành tinh vẫn còn nóng chảy. Nhiệt độ cao liên quan có nghĩa là bất kỳ chất lỏng nào cũng sẽ tồn tại ở dạng hơi nước, nó trông như một chiếc nồi áp suất khổng lồ.

Theo mô phỏng máy tính, Trái Đất hầu như không thoát khỏi số phận tương tự Sao Kim, cho dù nó ở gần Mặt Trời hơn hay lúc đó Mặt Trời nóng như ngày nay, Trái Đất cũng có thể chỉ có nước ở dạng khí. Nhờ các mô phỏng mà ta có thể chứng minh rằng điều kiện khí hậu không cho phép hơi nước ngưng tụ trong bầu khí quyển của Sao Kim Một trong những lý do chính cho điều này là các đám mây hình thành tập chung chủ yếu ở phái bên tối của hành tinh. Những đám mây này gây ra hiệu ứng nhà kính rất mạnh khiến Sao Kim không thể nguội đi nhanh chóng như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đây là một sự đảo ngược hoàn toàn trong cách chúng ta nhìn vào cái mà lâu nay được gọi là nghịch lý Mặt Trời trẻ mờ nhạt (Trái Đất bao phủ hoàn toàn bởi băng vì nhiệt lượng từ Mặt Trời thấp hơn hiện tại) nhưng hóa ra đối với Trái Đất non trẻ, nó rất nóng.

Sứ mệnh tương lai tới Sao Kim

Vậy ai đúng ai sai? Các nhà nghiên cứu trước đây cho thấy Sao Kim từng tồn tại nước, hoặc các mô phỏng mới nói rằng không? Các nhà khoa học hy vọng rằng các sứ mệnh trong tương lai sẽ tiết lộ liệu mô hình của họ có đúng hay không.

David Ehrenreich của đại học Geneva cho biết :”Kết quả của chúng tôi dựa trên các mô hình lý thuyết và là nền tảng quan trọng trong việc trả lời câu hỏi về lịch sử hình thành Sao Kim. Nhưng chúng tôi sẽ không thể phán quyết vấn đề một cách dứt khoát trên máy tính của mình. Những quan sát về ba sứ mệnh trong tương lai sẽ là điều quan trọng để xác nhật hoặc bác bỏ công việc của chúng tôi”.

Phiên bản màu của hình ảnh đầu tiên từ bề mặt Sao Kim do tàu vũ trụ Venera 9 của Liên Xô chụp năm 1975. Venera 9/ Ted Styrk

Tham khảo:

1 Earthsky.org:  Venus never had oceans, study says