Các nhà khoa học đã phát hiện một loại khoáng sản bất ngờ trong một mẫu đá tại miệng hố Gale Crater trên Sao Hỏa, một phát hiện có thể làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về sự tiến hóa của hành tinh này.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Xe tự hành Thí nghiệm Khoa học Sao Hỏa của NASA, Curiosity, đang tiến hành khám phá đá trầm tích bên trong miệng hố Gale Crater kể từ khi hạ cánh hồi tháng Tám 2012. Tháng Bảy 2015, vào ngày Sol 1060 (là số ngày Sao Hỏa kể từ khi hạ cánh), xe tự hành đã thu thập bột khoan được từ đá tại khu vực được đặt tên là "Da Hoẵng" (Buckskin). Phân tích dữ liệu từ công cụ nhiễu xạ tia X trên xe tự hành để xác định khoáng chất, các nhà khoa học đã phát hiện một lượng đáng kể của một khoáng chất silica được gọi là tridymite.

Phát hiện này đã gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học, bởi vì tridymite thường gắn liền với núi lửa silicic, được biết đến trên Trái Đất nhưng khôi được coi là quan trọng hoặc thậm chí là hiện diện trên Sao Hỏa.

Việc phát hiện của tridymite có thể khiến các nhà khoa học phải nghĩ lại về lịch sử của núi lửa trên Sao Hỏa, cho thấy hành tinh này đã từng có các núi lửa bùng phát dẫn đến sự hiện diện của khoáng sản này.

Các nhà khoa học ở Phòng Khoa học Khám phá và Nghiên cứu Vật chất vũ trụ (ARES) tại Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA ở Houston đứng đầu nghiên cứu này. Một bài báo của nhóm về phát hiện này đã được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.

"Ở Trái Đất, tridymite được hình thành ở nhiệt độ cao trong một quá trình bùng phát gọi là bùng phát núi lửa silicic. Mount St. Helens, một núi lửa hoạt động ở bang Washington, và núi lửa Satsuma-Iwojima ở Tokyo là các ví dụ cho loại núi lửa này. Sự kết hợp của hàm lượng silica cao và nhiệt độ cực cao trong núi lửa sẽ tạo ra tridymite. Tridymite đã được tích hợp vào trong đá bùn ở "Hồ Gale" ở Buckskin như trầm tích từ sự xói mòng của đá núi lửa silicic", theo lời Richard Morris, nhà khoa học hành tinh của NASA tại Johnson và là tác giả chính của bài báo.

Bài báo cũng sẽ kích thích các nhà khoa học xem xét lại cách mà tridymite hình thành. Các tác giả đã kiểm tra các bằng chứng về việc tridymite có thể hình thành ở nhiệt độ thấp từ các quá trình địa chất hợp lý và không bao hàm núi lửa silicic. Nhưng họ không tìm thấy kết quả nào. Các nhà nghiên cứu sẽ cần phải xem xét các phương thức khác mà tridymite có thể hình thành ở nhiệt độ thấp.

"Tôi luôn nói với các nhà khoa học hành tinh để kỳ vọng điều bất ngờ trên Sao Hỏa. Sự phát hiện tridymite đã thực sự là bất ngờ. Khám phá này hiện đặt ra nghi vấn liệu Sao Hỏa trong sự tiến hóa giai đoạn đầu có trải qua một lịch sử với núi lửa bùng phát và hung dữ nhiều hơn so với suy nghĩ trước đó hay không", Doug Ming, giám đốc khoa học ARES tại Johnson và là đồng tác giả của bài báo, cho biết.

Tham khảo

Bài báo công bố nghiên cứu: http://www.pnas.org/content/early/2016/06/07/1607098113.full

Nguồn: JPL