Độ dài Planck là một đơn vị cơ bản của chiều dài trong hệ đơn vị Planck. Độ dài Planck có giá trị bằng: lP = 1.62 × 10-35m.

Trong hệ đơn vị SI, các phép đo chiều dài được thực hiện bằng mét (thường được ký hiệu là m). Trong khi mét được sử dụng rất thuận tiện trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như khi đo chiều cao của người hay nhà cửa, thì nó trở nên khó sử dụng khi chúng ta thảo luận về kích thước của các vật thể rất nhỏ, chẳng hạn như các hạt proton với bán kính khoảng 10-15 m.

Một hệ quả của việc sử dụng đơn vị mét để đo chiều dài là các hằng số cơ bản có giá trị không phải lúc nào cũng thuận lợi để đưa vào các phương trình:

Vận tốc ánh sáng c = 299792458 m s-1
Hằng số hấp dẫn G = 6.673(10) x 10-11 m3 kg-1s-2
Hằng số Planck (giản lược) ħ = h/2π = 1.054571596(82) x 10-34 kg m2 s-1
Hằng số Boltzmann k = 1.3806502(24) x 10-23kg m2 s-2K-1

Hằng số Planck được tính một cách có hướng sử dụng kết hợp các hằng số cơ bản này.

{tex}dpi{150}l_P = \sqrt{(\frac{G \hbar}{c^3}}{/tex}

Bằng cách định nghĩa lại đơn vị cơ sở dành cho chiều dài, khối lượng và thời gian theo đơn vị Planck, các hằng số cơ bản có giá trị: {tex}dpi{120}c = G = $ \hbar $ = k = 1{/tex}.

Độ dài Planck, kết hợp với thời gian Planck, định nghĩa một quy mô mà tại đó, lý thuyết được chấp nhận về hấp dẫn không làm được. Tại quy mô này, hầu hết hình học không-thời gian theo tiên đoán của thuyết tương đối tổng quát bị vỡ vụn. Lý do chính cho sự vỡ vụn này là quy mô Planck nhỏ hơn cả bước sóng lượng tử của toàn vũ trụ. Hệ quả là tại quy mô này, một lý thuyết chưa được khám phá về sự kết hợp của thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử là cần thết để mô tả các định luật vật lý. Ở bước này, các nhà khoa học chưa thể xác định được đây là lý thuyết gì, dù rằng họ hiểu một số tính chất của nó.


Từ khóa xem nhiều