Năm 2006, sau một cuộc tranh luận kéo dài giữa các nhà thiên văn học, Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế đã công bố tiêu chuẩn mới, với những điều kiện tối thiểu để một vật thể được coi là một hành tinh:

  1. Có quỹ đạo quanh Mặt Trời.
  2. Có khối lượng đủ để trọng lực thắng được lực liên kết và tạo được hình dạng cân bằng thủy tĩnh (gần cầu).
  3. Đã được dọn sạch khu vực xung quanh quỹ đạo.

Nếu đáp ứng được hai tiêu chuẩn đầu tiên, thì vật thể đó sẽ được gọi là "hành tinh lùn". Nếu chỉ đáp ứng được tiêu chuẩn đầu tiên, thì vật thể đó được gọi là "vật thể nhỏ trong Hệ Mặt Trời".

Theo đó thì Hệ Mặt Trời có tổng cộng 8 hành tinh, từ trong ra ngoài bao gồm: Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. (*)

Tham khảo

  1. VLTV: Định nghĩa thiên văn học: Hành tinh là gì?

(*) Theo quy ước của Vật Lý Thiên Văn, tên gọi các hành tinh được giữ nguyên theo cách gọi thuần Việt của cha ông ta từ xưa, nhưng viết hoa toàn bộ tương tự như một danh từ riêng để phân biệt với các ngôi sao khác. Ví dụ: Sao Thuỷ (chữ Sao viết hoa) để phân biệt với sao Bắc Cực (chữ sao viết thường).


Từ khóa xem nhiều