Ernst Julius Öpik (22/10/1983 [lịch cũ 10/10/1893] – 10/9/1985) là một nhà thiên văn học và vật lý thiên văn người Estonia. Ông đã dành một nửa thời gian sự nghiệp của mình (1948–1981) để làm việc tại Đài thiên văn Armagh (Bắc Ireland).

Ernst Julius Öpik (22/10/1983 [lịch cũ 10/10/1893] – 10/9/1985). Credit: Armagh Observatory, Martin Murphy.

Sinh ra ở Estonia, Öpik học tại trường Đại học Moscow và là người đã giúp đỡ thành lập trường Đại học Turkestan ở Tashkent, sau đó trở thành nhà thiên văn học (giám đốc) tại Đài thiên văn Tartu, Estonia. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, ông đã chạy trốn Hồng quân bằng xe ngựa và đến làm việc tại Đài thiên văn Armagh (Bắc Ireland) năm 1948.

Lĩnh vực nghiên cứu rộng của ông phản ánh trong các khám phá và lý thuyết của mình. Chúng bao gồm việc khám phá các ngôi sao thoái hóa, chẳng hạn như sau lùn trắng, trong các tính toán về mật độ của o2 Eridani (1915). Ông đã tính toán khoảng cách từ Mặt Trời đến M31 bằng 450 000 parsec (1922). Ông đã tính toán bằng tay các mô hình tiến hóa của các ngôi sao dãy chính thành các sao khổng lồ (1938) hơn 1 thập kỷ trước khi có các tính toán bằng máy tính của HOYLE và SCHWARZSCHILD. Ông đã dự đoán mật độ của các miệng hố trên bề mặt của Sao Hỏa, và đã được xác nhận 15 năm sau đó bởi các tàu thăm dò hành tinh. Ông đưa ra một lý thuyết chưa được chứng mình về Kỷ Băng Hà dựa trên một tính toán về sự biến đổi trong đối lưu trong cấu trúc bên trong của Mặt Trời chứ không phải là chu kỳ MILANKOVITCH.

Nguồn: Bách khoa toàn thư Thiên văn học và Vật lý thiên văn
(Nature Publishing group 2001)


Từ khóa xem nhiều