Siêu tân tinh (siêu sao mới) là một sự kiện thiên văn học xảy ra khi một ngôi sao nặng bùng nổ và phát sáng dữ dội ở giai đoạn cuối của cuộc đời. Siêu tân tinh có thể nhanh chóng chiếu sáng toàn bộ thiên hà và phát ra nhiều năng lượng hơn cả Mặt Trời của chúng ta tỏa ra trong suốt cuộc đời. Chúng cũng là nguồn của các nguyên tố nặng trong vũ trụ.

Từ gốc tiếng Anh Supernova được ghép bởi super (siêu) và nova (mới). Nova ở đây theo tiếng Latin nghĩa là "mới", trong ngữ cảnh thiên văn học được dùng để ám chỉ thứ dường như là một "ngôi sao" sáng mới xuất hiện một cách tạm thời. Thuật ngữ supernova được đặt ra bởi Walter Baade và Fritz Zwicky vào năm 1931.

Một ngôi sao có thể thành siêu tân tinh theo hai con đường:

  •        Siêu tân tinh loại I (Type I Supernovae): sao tích tụ vật chất từ một sao hàng xóm ở gần cho đến khi kích thích phản ứng hạt nhân diễn ra cực kì nhanh.
  •        Siêu tân tinh loại II (Type II Supernovae): Sao cạn kiệt nhiên liệu hạt nhân và sụp đổ bởi  trọng lực của chính nó.

Hình 1. SN 1994D (đốm sáng góc dưới bên trái) - một siêu tân tinh loại Ia trong thiên hà NGC 4526. Ảnh: NASA/ESA, The Hubble Key Project Team and The High-Z Supernova Search Team.

Tham khảo


Từ khóa xem nhiều