Hình ảnh của bức xạ nền vi sóng vũ trụ, được chụp bởi vệ tinh Planck của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) vào năm 2013, cho thấy những dao động nhỏ trên bầu trời. Credit: ESA/Planck Collaboratio.

Nền vi sóng vũ trụ (Cosmic Microwave Background - CMB) được cho là bức xạ còn sót lại từ Vụ Nổ Lớn (Big Bang), hay thời điểm vũ trụ bắt đầu. Theo lý thuyết dự đoán, khi vũ trụ được sinh ra nó đã trải qua một sự lạm phát (inflation) và dãn nở nhanh chóng. (Vũ trụ hiện nay vẫn đang giãn nở, và tăng tốc vì những lý do không rõ). CMB tượng trưng cho sức nóng còn sót lại của Vụ Nổ Lớn.

Bạn không thể nhìn thấy CMB bằng mắt thường, nhưng nó ở khắp mọi nơi trong vũ trụ. Nó là vô hình đối với con người vì nó quá lạnh, chỉ 2.725 độ trên nhiệt độ không tuyệt đối (âm 459.67 độ Fahrenheit, hoặc âm 273.15 độ Celsius). Điều này có nghĩa là bức xạ của nó được thấy rõ nhất với phần vi sóng của phổ điện từ.

Tham khảo

VLTV: Nền vi sóng vũ trụ (CMB): tàn dư của Vụ Nổ Lớn


Từ khóa xem nhiều