Sao Mộc, hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời, là một hành tinh khí khổng lồ có khối lượng gấp khoảng 318 lần Trái Đất. Thậm chí, Sao Mộc còn lớn hơn 2,5 lần tổng khối lượng của các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại.

Ảnh: Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Trong ảnh theo thứ tự từ trái qua phải: Mặt Trời, Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương, Sao Diêm Vương (Sao Diêm Vương đã bị loại khỏi danh sách hành tinh từ 2006). Ảnh: NASA.

Bán kính, đường kính và chu vi

Bán kính trung bình của Sao Mộc là 69911 km, khoảng 1 phần 10 bán kính Mặt Trời. Tuy nhiên, vì sự tự quay nhanh của nó - 9,8 giờ/vòng - Sao Mộc có hình cầu dẹt, bị phình ra ở xích đạo, nơi có đường kính 142 894 km, trong khi, đường kính qua 2 cực chỉ 133 708 km.

Nếu bạn đi một vòng quanh xích đạo của Sao Mộc, bạn sẽ đi được hơn 439 264 km, tức là gần 11 lần vòng quanh xích đạo Trái Đất.

Bởi vì Sao Mộc được cấu thành phần lớn bởi khí, nên bề mặt của nó được xem là đồng nhất. Nó không có các núi hay thung lũng - những đặc trưng thường thấy trên các hành tinh đá.

Khối lượng riêng, khối lượng, thể tích

Là một hành tinh khí khổng lồ, hai nguyên tố chính tạo nên Sao Mộc là hydro và heli. Nó có khối lượng 1,9 x 1027 kg. Mặc dù nặng hơn Trái Đất, nhưng về khối lượng riêng, nó chỉ bằng 1/4 của Trái Đất (1,326 g/cm3) vì được làm bằng khí thay vì đá.

Thể tích của Sao Mộc 1 431 281 810 739 360 km3, gấp 1321 lần thể tích Trái Đất.

Diện tích bề mặt của hành tinh khổng lồ này bằng 6,1419 x 1010 kilomét vuông, gấp 120 lần Trái Đất.

Cấu trúc của Sao Mộc giống như của Mặt Trời, nhưng nó cần 75 lần khối lượng hiện tại để có phản ứng nhiệt hạch của hydro, nguồn nhiên liệu của một ngôi sao. Khối lượng của các hành tinh khí lớn nhất được tìm thấy bên ngoài Hệ Mặt Trời thường được so sánh với khối lượng của Sao Mộc.

Nguồn: Space

Tham khảo